Kinh tế phát triển thường tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của thị trường bất động sản. Và Thanh Hóa những năm gần đây được xem là một điểm sáng mới. Mặc dù tình hình dịch bệnh đã tác động tiêu cực đến tình hình kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lao đao, không trụ vững thì tại Thanh Hóa ghi nhận có hơn 2000 doanh nghiệp mới ra đời, tăng 10.2% và đứng thứ 7 cả nước. Để đạt được “quả ngọt” này, là nhờ những chính sách thu hút đầu tư đúng đắn của những năm trước đó.
Bên cạnh đó, chính sách này còn mang đến sự dịch chuyển lớn đội ngũ lao động của tỉnh, phần lớn là lao động trình độ cao, chuyên gia, quản lý nước ngoài đến đây để làm việc. Tất cả những yếu tố trên đã thúc đẩy sự phát triển cho các dự án thương mại ở cả phân khúc tầm trung và cao cấp. Nhưng hiện tại, nguồn cung thị trường căn hộ cao cấp bị thiếu hụt, không đáp ứng đủ nhu cầu. Vậy có định hướng nào cho BĐS Thanh Hóa không, cùng chúng tôi giải đáp nhé.
Thanh Hóa có những chính sách mới, thu hút được nhiều nhà đầu tư
Hơn 143 nghìn tỷ đồng đã được tỉnh Thanh Hóa huy động trong giai đoạn 2016 – 2020 để có thêm hơn 27 triệu m2 sàn nhà ở. Con số này tương đương với gần 270 nghìn căn. Góp phần nâng diện tích nhà ở bình quân lên khoảng 25m2 sàn/người. Đây là mục tiêu được đặt ra trong Chương trình phát triển nhà trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành từ năm 2016. Với định hướng tổng thể là cải thiện, nâng cao chất lượng nơi ở và không gian sống cho người dân. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Nhờ cú hích từ chính sách, thị trường Thanh Hóa ghi nhận sự gia nhập của loạt chủ đầu tư BĐS lớn. Với các dự án nhà ở có quy mô và mức vốn đầu tư “khổng lồ”. Tới năm 2020, 359 dự án đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt bổ sung vào chương trình. Gồm 92 dự án mới và 303 dự án đã, đang triển khai đầu tư. Hoặc đang triển khai các thủ tục đầu tư theo quy định. Đây là một bước tiến nhảy vọt giúp tăng diện tích nhà ở bình quân cao hơn kế hoạch 2,84%.
Dự án cao cấp bị bỏ quên
Tuy nhiên, chương trình phát triển nhà ở của Thanh Hóa trong 5 năm qua chú trọng nhiều hơn tới các dự án dành cho người có thu nhập thấp. Nhà ở xã hội và nhà cho các đối tượng chính sách. Phân khúc căn hộ cao cấp bị bỏ ngỏ. Ngay cả tỷ lệ nhà thương mại cao tầng trong tổng thể chương trình phát triển nhà ở vẫn còn khiêm tốn. Con số này ở đô thị trung tâm như TP. Thanh Hóa mới chỉ có trên 30%. Còn tại thị xã Bỉm Sơn, TP. Sầm Sơn hay khu kinh tế Nghi Sơn, tỷ lệ này chỉ là hơn 20%.
So sánh với chiến lược phát triển nhà ở quốc gia lại càng thấy nguồn cung nhà ở thương mại cao tầng tại Thanh Hóa còn thiếu hụt. Bởi theo chiến lược này, tới năm 2020, các đô thị từ loại I đến loại II đạt trên 60%. Còn đô thị loại III đạt trên 40% tổng số đơn vị nhà ở xây dựng mới. Trong khi đó, năm 2014, TP. Thanh Hóa đã là đô thị loại I trực thuộc tỉnh lớn bậc nhất cả nước. Qua nhiều lần mở rộng địa giới hành chính. Diện tích TP. Thanh Hóa hiện đã tăng lên gần 15.000ha, dân số hơn 500.000 người.
Dự đoán tình hình BĐS Thanh Hóa sẽ tiếp tục phát triển
Anh Hoàng Luật, nhân viên một công ty môi giới bất động sản nhận định. “Trong năm qua, thị trường BĐS Thanh Hóa tăng nhiệt mạnh mẽ. Không chỉ đất nền mà cả căn hộ cao cấp. Dù trong thời gian dịch bệnh khó khăn. Thì phân khúc này dường như không bị ảnh hưởng nhiều. Nhu cầu tìm mua vẫn rất lớn và giá bán không hề giảm. Thậm chí còn tăng so với thời điểm cuối năm 2019. Vấn đề chỉ là tìm nguồn cung ở đâu”.
Cũng theo anh Luật, thay vì tìm mua đất nền. Ngày càng có nhiều khách hàng ở xứ Thanh chuyển sang săn tìm căn hộ. Các dự án sở hữu vị trí trung tâm thành phố. Kết nối giao thông thuận lợi, gần trường học, trung tâm thương mại, siêu thị,… Là điều kiện cần. Điều kiện đủ là các dự án phải sở hữu hệ thống dịch vụ, tiện ích đầy đủ. Tỷ lệ thuận với sự bứt phá của mảnh đất Lam Kinh.
Theo 1 khảo sát vừa được Tổng cục Thống kê công bố hồi tháng 5/2021. Thanh Hoá là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong 6 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Theo thống kê, thu nhập thực tế của dân cư năm 2020 gấp 4,4 lần năm 2010. Và trong tương lai sẽ cao hơn mức bình quân cả nước.
Cần có giải pháp mới
Về mặt quản lý, trong bối cảnh quỹ đất ngày càng hạn hẹp. Dân số ngày càng tăng, phát triển thị trường căn hộ cũng chính là giải pháp để tăng nguồn cung nhà ở trong thời gian tới. Do đó, chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025 vừa được Thanh Hóa ban hành trong tháng 9/2021, đề ra mục tiêu sẽ có thêm hơn 19 triệu m2 sàn nhà ở được xây. Tương ứng với gần 194 nghìn căn. Trong đó, nhà ở thương mại là hơn 10,5 triệu m2 sàn tương ứng với hơn 87 nghìn căn.
Trước viễn cảnh này, Thanh Hóa đang đón làn sóng lớn các doanh nghiệp BĐS đến đầu tư. Phân khúc căn hộ trong thời gian tới được dự báo sẽ không chỉ tăng nhanh về số lượng mà còn có cả sự đột phá về chất lượng. Đáp ứng nhu cầu khắt khe của người dân và sự phát triển tất yếu của xã hội.
Định hướng của các cơ quan quản lý, cùng với các chính sách khuyến khích dòng huy động các nguồn lực xã hội. Mở ra cơ hội vàng cho các doanh nghiệp. Trên thực tế, các doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Việt Nam đã bắt đầu triển khai các dự án theo hướng này ở xứ Thanh.
Trong đó, thông tin đang khiến thị trường xôn xao là về Phân khu cao tầng Palm Oasis. Trong khu đô thị Vinhomes Star City với quy mô 3 tòa tháp sắp ra mắt. Cũng như nhiều dự án đã thành công của Vinhomes. Phân khu sẽ có bản sắc riêng là phong cách nhiệt đới đậm chất Đông Dương cùng cảnh quan xanh. Tiện ích đậm chất resort nghỉ dưỡng. Khi gia nhập thị trường, Palm Oasis hứa hẹn trở thành siêu phẩm bất động sản được chờ đón bậc nhất xứ Thanh. Thỏa “cơn khát” của thị trường bấy lâu nay.