Nhắc đến Bạc Liêu, ta sẽ nhớ ngay đến vùng đất của những nghệ nhân đờn ca tài tử, những giọng ca cổ ngọt ngào cùng bản “Dạ cổ Hoài Lang” nổi tiếng. Nơi đây là nơi an nghỉ của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu – người đã góp phần làm nên bộ mặt của nghệ thuật cải lương ngày nay. Ngoài ra, khi nhắc tới địa phương này người ta còn nhớ tới giai thoại “Công tử Bạc Liêu” vang danh một thời. Vùng đất này còn là nơi giao thoa của ba nền văn hóa của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer. Đi du lịch nơi này, bạn sẽ không mất nhiều thời gian cho việc di chuyển mà còn tiếp thu được nhiều kiến thức văn hóa dân tộc.
Bạc Liêu – Việt Nam
Bạc Liêu là một tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc bán đảo Cà Mau – Miền đất cực Nam của Việt Nam. Nhắc đến Bạc Liêu là nhớ đến nơi khai sinh ra bản “Dạ cổ Hoài Lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu – tiền thân của thể loại vọng cổ ngày nay là nhớ đến giai thoại “Công tử Bạc Liêu” nổi tiếng… Bên cạnh đó, cùng với sự giao thoa văn hóa của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer đã tạo cho vùng đất này một diện mạo văn hóa riêng biệt và giàu bản sắc.
Đi Bạc Liêu bằng gì và vào mùa nào?
Thành phố này cách trung tâm TP.HCM khoảng 290 km và mất 5 giờ đi ô tô. Vé xe khách xuống tỉnh thành này bạn dễ dàng đặt mua tại bến xe miền Tây. Lưu ý là gọi điện đặt vé trước và đến đúng giờ. Từ miền bắc hay miền Trung bạn có thể đi bằng đường hàng không qua chặng bay Hà Nội – Cần Thơ & Đà Nẵng – Cần Thơ. Sau đó bắt xe khách tới Bạc Liêu. Bạn có thể đến mọi mùa trong năm. Tuy nhiên muốn cảm nhận, tìm hiểu một cách trọn vẹn nhất về các phong tục, tín ngưỡng của người dân địa phương bạn nên đi vào dịp lễ hội (khoảng tháng 2, 3 âm lịch).
Những điểm tham quan nổi bật
Ngay ở vị trí trung tâm khu vực thành phố Bạc Liêu thì có rất nhiều điểm để bạn tham quan. Ví dụ như Nhà công tử Bạc Liêu. Hiện nay là khách sạn nhưng vẫn cho khách vào tham quan. Hay Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Trung tâm triển lãm nghệ thuật và Nhà hát Cao Văn Lầu. Quảng trường Hùng Vương. Hay ghé thăm Phước Đức cổ miếu là một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo của người Hoa. Không nên quên ghé qua Khu du lịch Nhà Mát với nhiều trò chơi giải trí thú vị tại đây.
Nếu còn thời gian ở lại Bạc Liêu bạn nên ghé tham quan Chùa Xiêm Cán. Ngôi chùa mang đậm mang đậm phong cách và kiến trúc của một ngôi chùa Khmer. Cách TP Bạc Liêu 7km, cùng đường đi vườn chim Bạc Liêu. Và nếu có đi Cà Mau thì trên đường nên ghé tham quan nhà thờ Tắc Sậy. Cách thành phố Bạc Liêu hơn 40km.
Những lễ hội đặc sắc
Lễ hội Ok Om Bok
Đến Bạc Liêu vào ngày 15/10 âm lịch hàng năm thì bạn sẽ được hòa mình vào lễ hội Ok Om Bok của dân tộc Khmer. Bên cạnh Trà Vinh và Sóc Trăng thì Bạc Liêu cũng là vùng đất có bà con đồng bào Khmer sinh sống nhiều nhất. Lễ hội được bà con Khmer tổ chức nhằm mục đích tưởng nhớ và tạ ơn vị thần Mặt Trăng. Theo quan niệm của người Khmer, thần Mặt Trăng là vị thần điều động mùa màng. Vị thần phù trợ người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội Óoc Om Bók gồm có hai phần. Phần lễ là các nghi thức phục dựng tập tục cúng trăng. Làm cốm dẹp, thả đèn nước và treo đèn gió. Phần hội sẽ tổ chức các trò chơi dân gian. Đua ghe ngo và các hoạt động văn nghệ. Ngoài ra, trong khuôn khổ của lễ hội còn có các hoạt động tổ chức giao lưu văn hóa ẩm thực. Hoạt động mua bán sản phẩm lao động, trưng bày các hình ảnh, nhạc cụ dân tộc.
Lễ hội Đờn ca tài tử tại Bạc Liêu
Bạc Liêu được xem là cái nôi hình thành của dòng nhạc dân tộc đờn ca tài tử. Đây là một loại hình nghệ thuật truyền thống đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Hằng năm, Bạc Liêu sẽ tổ chức lễ hội Đờn Ca Tài Tử từ ngày 13 đến ngày 15/3 âm lịch. Diễn ra tại khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
Nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa của nghệ thuật đờn ca tài tử. Cũng như góp phần tạo sân chơi giải trí cho người dân địa phương. Lễ hội Đờn Ca Tài Tử được tổ chức trong không khí náo nhiệt. Rất thu hút đông đảo người dân và du khách từ khắp nơi tìm đến tham gia. Trong khuôn khổ lễ hội Đờn Ca Tài Tử nhiều hoạt động vui chơi được tổ chức với quy mô hoành tráng như Liên hoan văn nghệ đờn ca tài tử Nam Bộ, chung kết giải thưởng Trần Hữu Trang. Còn có lễ hội ẩm thực Nam Bộ, hội chợ thương mại du lịch, triển lãm nhạc cụ dân tộc…
Khách sạn và ẩm thực tại địa phương
Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác địa chủ. Thì liên hệ trước với khách sạn Bạc Liêu để đặt phòng sớm nhé. Ngoài ra, tại đây bạn còn có nhiều lựa chọn khác để ở như Khu du lịch sinh thái Hồ Nam. Hay Khu du lịch Nhà Mát hay khách sạn Ngân Trang.
Ở Bạc Liêu có một số đặc sản nổi tiếng như bún bò cay, bún nước lèo. Hay bún cá, bánh xèo ở khu vườn nhãn, đuông chà là. Còn có bánh tằm Ngan Dừa, gỏi bồn bồn, bánh củ cải. Và mỳ Mỹ Dung bên hông chợ Bạc Liêu, xá bấu… Ngoài ra, các bạn có thể thưởng thức các món từ chim ở sân chim Bạc Liêu hay vườn cò Tân Long. Còn có các món cá linh, cá bống, bông điên điển… vào mùa nước nổi.
Những điều bạn cần biết
Bạn có thể mua khô cá lóc, mắm chua Vĩnh Hưng (làm bằng cá trắm) ở chợ Bạc Liêu hay mang bánh củ cải về làm quà. Nhưng phải lưu ý bảo quản cẩn thận khi vận chuyển cũng như thời gian sử dụng.
Tham quan Bạc Liêu vào mùa nắng (tháng 12 đến tháng 4 năm sau) bạn nên đem theo quần áo gọn nhẹ. Cùng với nón, kem chống nắng để dễ di chuyển. Hay đến vào mùa mưa (tháng 5 đến háng 11) thì nên đem theo dù. Và kem chống mũi, giầy chống trơn trợt và áo ấm nhẹ. Nếu bạn có ý định tắm biển thì nhớ mang theo đồ bơi nhé.
Mời các bạn đọc thêm nhiều bài viết khác tại đây.