Viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa… là những bệnh tiêu hóa thường gặp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu không muốn bản thân mắc phải một trong những căn bệnh trên, hãy phòng tránh ngay từ bây giờ!
Hệ thống tiêu hóa của con người bao gồm một ống cơ dài từ miệng đến hậu môn và các phần phụ làm rỗng đường tiêu hóa. Đây là tuyến tụy, đường mật và tuyến nước bọt. Chức năng chính của hệ tiêu hóa là thực hiện 4 nhiệm vụ chính sau: vận chuyển thức ăn vào dạ dày để trộn dịch tiêu hóa với thức ăn, tiêu hóa thức ăn thành từng phần nhỏ, hấp thụ thức ăn đã được tiêu hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do đó, các bệnh đường tiêu hóa thường gặp rất đa dạng, bao gồm các vấn đề chính sau:
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Là tình trạng xuất hiện một hay nhiều các vết viêm, loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày gây đau đớn cho người bệnh. Đau nóng rát là triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày tá tràng. Đặc trưng của cơn đau:
- Cảm thấy bất cứ nơi nào từ rốn đến xương ức.
- Từ vài phút đến vài giờ.
- Đau hơn khi dạ dày trống rỗng.
- Đau giảm bằng cách ăn các loại thực phẩm nào đó đệm acid dạ dày hoặc bằng cách dùng thuốc giảm acid.
- Biến mất và sau đó trở lại trong một vài ngày hoặc vài tuần.
>>> Xem thêm chuyên mục bệnh thường gặp tại đây.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là khi có sự trào ngược của dịch vị vào trong thực quản. Triệu chứng đặc hiệu của trào ngược dạ dày thực quản là:
- Xuất hiện tình trạng ợ chua cảm thấy có dung dịch chảy từ dưới lên.
- Ợ nóng: cảm thấy nóng rát ở ngực do axit trào lên làm bỏng rát thực quản.
- Chất trào ngược có thể trào lên đến họng gây viêm họng, viêm amidan, khàn tiếng, gây hen phế quản, khó thở.
- Sau 1 khoảng thời gian sẽ gây viêm loét thực quản, chít hẹp thực quản dẫn đến khó khăn khi nuốt.
Bệnh rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một cụm từ dùng để chỉ một nhóm các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, nôn, tiêu chảy cấp…
Rối loạn tiêu hóa thường liên quan đến chế độ ăn uống, nguyên nhân khởi đầu có thể là ăn phải thức ăn ôi thiu, uống sữa quá hạn sử dụng, ăn rau sống gây đau bụng, đi lỏng, nếu thức ăn bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh thì rất nguy hiểm. Nhưng có thể là nguyên nhân thứ phát (làm khơi dậy một bệnh nào đó tái phát, ví dụ, ăn chua cay làm cơn đau dạ dày hoặc viêm đại tràng mạn tính tái phát…).
Viêm đại tràng
Khi bề mặt niêm mạc của đại tràng bị viêm nhiễm, tổn thương. Hoặc tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể sẽ dẫn đến viêm đại tràng. Chứng bệnh này có đặc trưng là rất dễ tái phát và trở nên mãn tính. Vì vậy việc điều trị được dứt điểm là điều rất khó khăn.
Là tình trạng do các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại, kéo dài ít nhất 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ở người cao tuổi là đau bụng âm ỉ, có khi đau nhiều thành cơn, có cảm giác đầy bụng, sôi, nóng ruột, rối loạn đại tiện. Có trường hợp bệnh nhân bị xen kẽ vừa táo vừa lỏng.
Trĩ
Trĩ là một bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên lại hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống do những khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ như chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít vận động, thói quen hay ngồi xổm, đặc biệt là dân văn phòng, phụ nữ sau sinh. Những người có bệnh lý về đường tiêu hóa phải rặn nhiều…..
Theo các chuyên gia, táo bón lâu ngày là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ. Khi bị táo bón, phân khô cứng gây khó khăn khi đi đại tiện. Nếu thường xuyên bị táo bón và phải rặn nhiều sẽ gây giãn các tĩnh mạch vùng trực tràng quá mức dẫn đến bị trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc rách hậu môn.
Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Chế độ ăn ít chất xơ: như ít ăn rau, ít ăn các loại củ quả, uống không đủ nước. Cũng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh trĩ do táo bón. Khiến bệnh khó chữa trị hơn và có thể tái phát sau khi đã điều trị.
Hội chứng ruột kích thích
Đây là tình trạng rối loạn chức năng ruột và là căn bệnh đường tiêu hóa lành tính. Không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy vậy, hội chứng này khó trị dứt điểm và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người mắc. Các triệu chứng của hội chứng này bao gồm chuột rút, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón.
Các triệu chứng có thể khác nhau theo từng người và dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Các triệu chứng thường gặp đó là:
- Đau quặn bụng
- Chướng bụng, đầy hơi
- Táo bón hoặc tiêu chảy tách biệt hoặc xen kẽ nhau
- Chất nhầy trong phân
Việc điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu dựa vào việc làm giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh. Điều quan trọng nhất trong việc điều trị hội chứng ruột kích thích đó là là việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của chính người bệnh. Người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh và thường xuyên tập thể dục. Không lạm dụng kháng sinh đường tiêu hóa. Đặc biệt người bệnh cần luyện tập một chế độ đại tiện 1 lần trong ngày vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy.
Biện pháp phòng tránh bệnh tiêu hóa
– Cách đơn giản và hiệu quả nhất là bạn hãy hình thành cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh. Có giờ giấc khoa học.
– Ngay từ đầu cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Hạn chế tới mức tối đa các chất có hại cho dạ dày như chất kích thích, rượu, bia…
– Hạn chế làm việc quá sức, luôn giữ cho tinh thần được thư giãn. Giảm căng thẳng sẽ giúp dạ dày và hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh.
– Thực hiện khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 6-12 tháng/1 lần để có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân, phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh và nhận được lời khuyên của bác sĩ về cách chăm sóc và điều trị tốt nhất.