Chế độ dinh dưỡng cho người bị cảm cúm

Cúm là bệnh lây truyền qua đường hô hấp theo mùa thường gặp với khả năng lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Ngày nay, sự xuất hiện của các loại virus cúm có nguồn gốc từ động vật như gia cầm, gia súc đã trở thành nỗi lo sợ của ngành y tế trong việc phòng chống dịch bệnh bởi tính chất lây lan và nguy hiểm của bệnh.

Không giống như các bệnh nhiễm trùng khác do vi khuẩn gây ra, hiện chưa có phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh cúm do vi rút gây ra. Do đó, điều trị cúm nặng vẫn là một thách thức đối với các bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm

Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh này rất phổ biến, bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Trung bình một người trưởng thành có thể bị cảm cúm 2-3 lần/năm, trẻ em có thể bị 6-7 lần/năm.

Các đối tượng dễ mắc bệnh cảm cúm thường là trẻ dưới 5 tuổi; người trên 65 tuổi; phụ nữ mang thai; người có hệ miễn dịch yếu; người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận hoặc đái tháo đường.

Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm là do virus cúm (Influenza virus), virus này liên tục biến thể với các chủng mới xuất hiện thường xuyên. Các loại virus cúm nguy hiểm, có khả năng lây lan rộng, đang ngày càng xuất hiện nhiều như H5N1, H1N1, H7N9…

Các triệu chứng phổ biến khi người bệnh bị cảm cúm như:

  • Đau đầu: Triệu chứng đầu tiên khi bạn bị cúm có thể là sự xuất hiện của một cơn đau đầu.
  • Sốt: Cơn sốt có thể dao động từ 37,8 – 40 độ C. Hầu hết các cơn sốt đều kéo dài dưới một tuần, thường là khoảng từ 3-4 ngày. Trẻ em luôn bị sốt cao hơn người lớn, vì vậy nếu nghi ngờ con bị cúm, bạn nên đưa con tới bác sĩ chuyên khoa.

Những thực phẩm nên ăn

Thịt gà là thực phẩm tốt cho sức khỏe

Thịt gà là thực phẩm tốt cho sức khỏe
Thịt gà là thực phẩm tốt cho sức khỏe

Thịt gà là thực phẩm tốt cho sức khỏe vì thịt gà rất giàu dinh dưỡng, không chứa nhiều chất béo. Thịt gà cũng chứa nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP và các chất khoáng: canxi, phospho, sắt…

Ngoài bổ dưỡng, thịt gà còn là thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu. Thường được dùng để bồi bổ sức khỏe cho người ốm, người bị cảm cúm, gầy yếu, ăn kém, đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy…Đối với người bệnh cảm cúm nên ăn các món bổ dưỡng, dễ tiêu và có tác dụng giải cảm rất tốt:

  • Cháo gà nấu thêm hành, tía tô;
  • Súp gà;
  • Canh gà nấu gừng.

Thịt bò giàu protein, các vitamin và khoáng chất

Thịt bò rất giàu protein, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: sắt, magie, selen, phot pho, vitamin B6, B12…

Đặc biệt thịt bò là thực phẩm giàu kẽm. Kẽm có tác dụng tác dụng chống khuẩn, kháng viêm, giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, tốt cho người bệnh cảm cúm.

Người bệnh nên ăn các món giúp tăng cường dinh dưỡng, tăng sức đề kháng của cơ thể:

  • Cháo thịt bò nấu cà rốt;
  • Cháo thịt bò tía tô;
  • Súp thịt bò cà rốt…

Tỏi chứa chất allicin, hợp chất sulfur

Trong tỏi có chứa chất allicin, hợp chất sulfur có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh. Do đó, tỏi được coi là thực phẩm rất tốt để trị bệnh cảm cúm, giảm ngạt mũi, giảm ho, long đờm.

Nên bổ sung tỏi trong bữa ăn hàng ngày để cải thiện triệu chứng cảm cúm. Tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Gừng vị thuốc dùng để trị nhiều bệnh thông thường

Gừng vị thuốc dùng để trị nhiều bệnh thông thường
Gừng vị thuốc dùng để trị nhiều bệnh thông thường

Cũng như tỏi, gừng là gia vị rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Đây cũng là vị thuốc dùng để trị nhiều bệnh thông thường, trong đó có cảm cúm.

Người bệnh có thể dùng các món: Cháo gà nấu gừng; Cháo gừng nấu trứng. Hoặc dùng trà gừng đường, trà gừng mật ong… có tác dụng giải cảm; giảm đầy hơi, khó tiêu, trị cảm cúm hiệu quả.

Rau hẹ chứa protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất

Rau hẹ chứa protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất như: canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm, vitamin A, C. Trong hẹ có chất chống oxy hóa và các hợp chất organosulfur có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và virus. Vì vậy, rau hẹ được coi là thực phẩm giúp điều trị cảm lạnh, cảm cúm rất tốt.

Trong y học cổ truyền, hẹ là vị thuốc có tác dụng hành khí, tán ứ, giải độc, giảm ho và tiêu sưng. Thường được dùng chữa cảm sốt, ho, đau họng và cảm cúm.

Người bệnh có thể dùng rau hẹ nấu canh ăn. Hoặc dùng lá hẹ hấp với mật ong; đường phèn. Giúp giảm đau họng, giảm ho, tiêu đờm rất tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *