Hàng loạt doanh nghiệp đang tiếp tục chi hàng trăm tỉ đồng để trả cổ tức cho cổ đông vào những ngày cuối năm. Có khoảng hơn 45 doanh nghiệp niêm yết ở trên sàn chứng khoán đã chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng tiền mặt trong ở tháng 10. Tiêu biểu trong đó là tập đoàn Bảo Việt, tổng số tiền để chi trả cổ tức là gần 667 tỷ đồng, tỷ lệ chi trả cổ tức khoảng 8,985%/mệnh giá cổ phiếu, tương đương 1 cổ phiếu sẽ được nhận 898,5 đồng. Ngày đăng ký cuối cùng là vào ngày 9/11, ngày bắt đầu thực hiện chi trả cổ tức bắt đầu từ ngày 30/11.
Số tiền chi trả cổ tức lên tới hàng trăm tỉ đồng
Công ty CP Địa ốc Sài Gòn (SGR) vừa thông báo 30.11 là ngày đăng ký cuối cùng để trả cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 15% đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2021 thông qua. Với gần 60 triệu cổ phiếu lưu hành. Dự kiến SGR phải chi gần 90 tỉ đồng để hoàn thành nghĩa vụ trả cổ tức 2020.
Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, đơn vị đặt mục tiêu năm nay đạt doanh thu 1.050 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế là 210 tỉ đồng, cổ tức dự kiến ở mức 20%. Tuy nhiên, công ty vừa điều chỉnh giảm mục tiêu doanh thu 74% so với kế hoạch ban đầu xuống còn 273 tỉ đồng. Chỉ tiêu lãi sau thuế giảm 82% về mức 38 tỉ đồng do nhiều khó khăn.

Tương tự, Công ty CP phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc (IDV) thông báo ngày 3.12 đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông để trả cổ tức tiền mặt năm 2020. Tạm ứng cổ tức 2021 và tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2022. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ trả cổ tức tiền mặt năm 2020 tỷ lệ 10%; tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng và tạm ứng 5% cho năm 2021; tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 500 đồng.
Tổng cộng đợt này công ty sẽ chi ra hơn 31,5 tỉ đồng để trả cho cổ đông. Theo kế hoạch, năm 2021 IDV dự kiến trả cổ tức tỷ lệ 25% gồm 5% tiền mặt chia trong tháng 12; 20% cổ phiếu sau ĐHĐCĐ thường niên năm 2022.
Doanh nghiệp chi trả cổ tức cuối năm
Công ty CP giống bò sữa Mộc Châu (MCM) thông báo 30.11 là ngày đăng ký cuối cùng để tạm ứng cổ tức đợt 1/2021 bằng tiền với tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Với 110 triệu cổ phiếu đang lưu hành, số tiền chi trong đợt này là 110 tỉ đồng. Nhóm 3 cổ đông lớn của MCM hiện nay gồm Vilico nắm giữ 32,52% vốn; tiếp đến là GTNFoods có 26,78% và Vinamilk sở hữu 8,85%. Tổng cộng đến 68,15% cổ phần sẽ nhận về khoảng 75 tỉ đồng từ đợt thanh toán cổ tức sắp tới này.
Một doanh nghiệp khác là Công ty CP Sông Ba (SBA) sẽ chốt danh sách trả cổ tức năm 2020 vào ngày 30.11 với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt. Như vậy, với hơn 60,28 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Sông Ba sẽ phải chi xấp xỉ 60,28 tỉ đồng để thanh toán cổ tức cho cổ đông. Còn Công ty CP Đại lý Vận tải SAFI (SFI) cũng thông báo 19.11 là ngày giao dịch không hưởng quyền để lấy danh sách cổ đông. Thực hiện lấy ý kiến bằng văn bản và tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 2/2021.
Theo đó, công ty sẽ tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 2/2021 với tỷ lệ 5%. Tương đương 1 cổ phiếu nhận 500 đồng. Như vậy công ty sẽ chi ra hơn 7 tỉ đồng để trả cổ tức đợt này. Cuối tháng 6 vừa qua, đơn vị này đã tạm ứng cổ tức đợt 1.2021 bằng tiền. Với tỷ lệ 10%, tương ứng 1.000 đồng/cổ phiếu…
Tiêu biểu là tập đoàn Bảo Việt
Tập đoàn Bảo Việt (mã chứng khoán: BVH-HOSE) vừa ban hành Nghị quyết số 71/2021/NQ-HĐQT. Phê duyệt kế hoạch chi trả cổ tức năm tài chính 2020. Theo đó, tổng số tiền chi trả cổ tức là gần 667 tỷ đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức là 8,985%/mệnh giá cổ phiếu. Tương đương 1 cổ phiếu được nhận 898,5 đồng. Ngày đăng ký cuối cùng vào ngày 9/11, ngày bắt đầu thực hiện chi trả cổ tức từ ngày 30/11.

Với tiềm lực tài chính mạnh, quy mô vốn và tài sản hàng đầu trong các doanh nghiệp bảo hiểm. Bảo Việt luôn thực hiện các cam kết với cổ đông; gia tăng giá trị cho nhà đầu tư.
Tiềm lực tài chính mạnh, quy mô vốn và tài sản hàng đầu trong số các doanh nghiệp bảo hiểm, tỷ trọng vốn hóa lớn và tính thanh khoản cao nên cổ phiếu BVH luôn đóng vai trò dẫn dắt nhóm cổ phiếu ngành bảo hiểm.
Cập nhật thêm các bài viết liên quan khác về kinh tế – thị trường của chúng tôi.