Điều nghịch lý đang xảy ra là nông dân phải bán nông sản với giá “thấp chạm đáy”, trong khi người tiêu dùng lại phải mua nông sản với giá cao đôi lúc là vượt cả giá trị thực. Vào cuối tháng 4 năm 2021, đợt bùng phát COVID-19 thứ tư xảy ra tại Việt Nam. Dịch bệnh đang lây lan với tốc độ vô cùng nhanh, tác động tiêu cực đến nhiều mặt, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh phải đình trệ do tiêu thụ ế ẩm đã ảnh hưởng nặng nề đến tốc độ phát triển kinh tế, bao gồm cả việc vận chuyển.
Nông sản được mua lại với giá bèo bọt
Bà Phan Hải Yến (Krông Pắk – Đắk Lắk) cho biết, năm nay sầu riêng được mùa. Nhưng dịch COVID-19 khiến đầu ra khó khăn. Mặc dù bà đã đẩy mạnh rao bán trên các trang mạng xã hội, nhưng vẫn không có thương lái thu mua.
“Tiêu thụ khó khăn nên kể cả những loại sầu riêng ngon như sầu riêng Thái Lan. Ri6 năm nay cũng giảm giá rất mạnh. Chỉ còn khoảng 25.000 đồng/kg, ai khéo bán thì được 30.000 đồng/kg. Trong khi đó vụ sầu năm trước giá 60.000-65.000 đồng/kg thương lái tranh nhau đặt cọc” – bà Yến chia sẻ.
Không riêng gì sầu riêng, giá nhiều loại trái cây như thanh long, xoài, chanh leo… cũng giảm mạnh do ách tắc khâu lưu thông. Mặc dù đến thời điểm này, giá đã tăng gấp đôi do Trung Quốc mở cửa nhập khẩu trở lại. Nhưng giá thanh long loại 3 tại vườn cũng chỉ mới ở mức 12.000-16.000 đồng/kg.
Tình hình giao thương khó khăn
Theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), trong tháng 8.2021, tại một số địa phương trên cả nước, giá sầu riêng cơm vàng hạt lép, xoài Cát Chu, xoài cát Hòa Lộc, thanh long… giảm mạnh do xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.
Dẫn thông tin từ Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận, IPSARD cho hay: Trước đây, sau khi nhận được thông tin phía Trung Quốc tạm ngừng nhập trái thanh long qua hai cửa khẩu Hà Khẩu và Thiên Bảo (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc). Ngay lập tức giá thu mua trái thanh long đã rớt rất sâu. Giá mua tại vườn chỉ còn 3.000 – 4.000 đồng/kg, giảm khoảng 1/3 so với 1 tuần trước đó. Nhiều nông dân phản ánh thương lái thu mua giá thấp và lựa hàng rất khó. Một số nơi phải chờ rất lâu mới có thương lái đến hỏi mua. Tình trạng trên xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố khác như Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp….
Theo UBND tỉnh Hậu Giang, việc đi lại, giao thương gặp nhiều khó khăn. Do đang trong quá trình thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ các sản phẩm nông sản của nông dân Hậu Giang. Cùng kỳ năm trước, giá nhãn xuồng cơm vàng 50.000-80.000 đồng/kg. Nhưng hiện nay chỉ còn 10.000-20.000 đồng/kg vẫn rất khó tiêu thụ. Chôm chôm từ mức giá 25.000-30.000 cũng giảm còn 7.000 – 10.00 đồng/kg…
Người tiêu dùng phải mua nông sản với giá đắt đỏ
Giá các loại trái cây nông sản
“Giá ổi, thanh long, xoài, chôm chôm và nhiều loại trái cây khác chỉ 3.000-15.000 đồng/kg. Nhưng giá bán sỉ vẫn 15.000-20.000 đồng/kg. Với mức giá này, trừ hao hụt do sâu, hỏng, thất thoát trong vận chuyển, chúng tôi phải bán gấp 2-3 lần mới có lãi”; chị Trần Thị Nhung, kinh doanh hoa quả tại chợ Đồng Xa (Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết.
Trong khi tại vườn, người trồng như “ngồi trên đống lửa” nhìn trái cây chín rục trong vườn. Hễ có thương lái hỏi mua là vội bán với giá rẻ mạt, thì tại các chợ dân sinh hoặc siêu thị. Người tiêu dùng phải mua với giá “cắt cổ”. Khảo sát của PV cho thấy, giá xoài bán ra ở mức 25.000 đồng/kg trong khi giá mua buôn tại vườn chỉ 7.000-8.000 đồng/kg. Giá thanh long 30.000 đồng/kg, gấp đôi giá thu mua đầu vào. Giá sầu riêng 80.000-120.000 đồng/kg tùy loại.
Bên cạnh trái cây, gà công nghiệp, lợn hơi… cũng đang quá lứa trong chuồng. Vì không tiêu thụ được, giá giảm mạnh đến mức. Cứ mỗi kilogam thịt hơi bán ra, người chăn nuôi thua lỗ 10.000-15.000 đồng. Lợn gà càng to, mức lỗ càng lớn.
Giá thịt
Giá thịt lợn, thịt gia cầm cũng ở mức chênh lệch vô lý. Mặc dù lợn hơi đã giảm chỉ còn 45.000-50.000 đồng/kg. Nhưng giá thịt lợn bán ra vẫn ở mức 110.000-150.000 đồng/kg.
“Chúng tôi vẫn phải lấy buôn với giá cao 80.000-85.000 đồng/kg, trừ hao hụt, xương, mỡ… thì bán ra ở mức 110.000-150.000 đồng là hợp lý và không bị lỗ” – ông Trần Văn Đê (Mê Linh, Hà Nội), chia sẻ.
Vấn đề đặt ra là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Công Thương phải có giải pháp thích hợp. Phối hợp với Bộ Giao thông – Vận tải kết nối vận tải để giảm giá thành nông sản. Đảm bảo hài hòa để người nuôi trồng có lợi, người tiêu dùng được mua hàng với giá hợp lý.
Vai trò của mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp được phát huy
COVID-19 khiến người dân e ngại khi mua sắm, sức mua giảm. Một số nông sản không xuất khẩu được dẫn đến giá cả các mặt hàng nông sản của tỉnh giảm mạnh. Cụ thể cây ăn trái giảm từ 2.000-11.500 đ/kg so với cùng kỳ năm trước, riêng giá rau màu giảm từ 3.000-13.000 đ/kg. Trong bức tranh khá ảm đạm về tiêu thụ nông sản trong mùa dịch; lại là lúc hiệu quả của mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp được phát huy rõ rệt. Khi mọi hoạt động từ khâu tiêu thụ sau thu hoạch đến lưu thông, vận chuyển vẫn được duy trì tốt.
Tại Hợp tác xã bưởi Thành Công ở xã Kế Thành, huyện Kế Sách; dịch bệnh bùng phát trở lại vào đúng thời điểm mà diện tích trồng bưởi da xanh của các thành viên đang vào đợt thu hoạch rộ. Nhưng việc thu mua giữa thành viên Hợp tác xã và Công ty cổ phần Vinagreenco hầu như không hề bị ảnh hưởng. Khi toàn bộ số bưởi sau thu hoạch vẫn có đầu ra ổn định. Không tổ chức cuộc họp hay tập trung thu mua cùng lúc nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Theo dõi cvhigh.com để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!