Đa số ai trong chúng ta cũng mong muốn có một người bạn là thú cưng, một chú cún, hay một chú mèo thông minh, lanh lợi có thể ở bên ta mỗi khi vui buồn như một người bạn thật sự. Tuy nhiên việc nuôi cún vào mùa dịch lại trở nên khó khăn hơn bao giờ hết với những chi phí phát sinh nhiều nhưng chúng ta không thể nào đáp ứng nổi, hãy cùng chúng tôi theo dõi trong bài viết dưới đây về câu chuyện “tậu” thú cưng trong mùa dịch đã khiến người chủ phải sốc nặng với chi phí chăm sóc các bạn nhé.
Thú cưng được phổ biến khắp thế giới
Vật cưng hay thú kiểng, thú cảnh, thú cưng là những loài động vật được nuôi để làm cảnh, ôm ấp, nâng niu chăm sóc của con người trái ngược với động vật dùng để lao động (lấy sức kéo như trâu, bò, lừa, ngựa, chó kéo xe) trong thể thao (chó, bò, ngựa), trong phòng thí nghiệm (chuột bạch, thỏ nhà) hay những loài vật được nuôi để lấy thịt, trứng và sữa.
Vật cưng phổ biến nhất được ghi nhận xuất hiện như là một niềm vui, an ủi của con người. vật cưng thường dùng để làm niềm vui cho chủ sở hữu (hoặc người giám hộ, coi sóc) giúp họ giải tỏa về cảm xúc.
Ngoài các chi phí về đồ chơi, thăm khám bác sĩ, làm đẹp, thức ăn, các chủ nuôi đang phải chịu thêm chi phí chăm sóc ban ngày khi họ quay trở lại làm việc sau thời gian giãn cách.
“Tậu” thú cưng vào mùa dịch liệu quá đúng đắn?
Trong giai đoạn giãn cách xã hội của dịch Covid trong năm 2020, người Mỹ đã mua khoảng 47 triệu thú cưng, trong đó có 10 triệu con chó. Những con vật này đóng vai trò quan trọng trong việc an ủi những ông chủ, bà chủ bị cô lập tại nhà trong cả tháng trời.
Tuy nhiên, khi cuộc sống bắt đầu quay trở lại nhịp điệu bình thường, các văn phòng làm việc mở cửa lại, những người chủ nuôi lại phải đối mặt với một cú sốc mới mà họ hoàn toàn không tính đến trước đó.
Các chủ nuôi cho biết chi phí dành cho thú cưng tăng vọt đến mức gần bằng số tiền thuê nhà mà một số người đang phải trả. Một số người nói rằng họ cảm thấy hối hận vì quyết định mua trước đây. Nhiều người khác thì đang tìm cách điều chỉnh chi tiêu để phù hợp với chi phí phải bỏ ra của việc sở hữu một con vật nuôi.
Josephine Hendrix là một trong những chủ sở hữu thú cưng như vậy. Năm ngoái, người phụ nữ 38 tuổi sống ở khu phố Dumbo của Brooklyn đã mua Bowie, một con chó giống sheepadoodle 7 tháng tuổi.
Hendrix ước tính rằng cô và chồng hiện chi 800 đô la mỗi tháng cho việc chăm sóc chó. Chi phí đó bao gồm tiền thăm khám bác sĩ (ít nhất 100 đô la/lần), thức ăn (120 đô la/tháng) và đồ chơi (26 đô la/tháng). Hendrix cho biết cô cũng đã chi khoảng 400 đô la để thay thế nhà ở cho Bowie khi chú chó lớn lên, 350 đô la khác cho lần khám bác sĩ thú y khẩn cấp gần đây và 400 đô la cho lần Bowie mắc bệnh.
Những khoản chí phí tăng cao khi nuôi thú cưng
Các khoản chi phí tăng thêm đã khiến hai vợ chồng phải suy nghĩ lại về chi tiêu tổng thể của họ.
Cô và chồng đang phải cắt giảm việc đi ăn. Nhà hàng và mua sắm tại những cửa hàng đắt tiền. Bây giờ họ cũng đậu xe trên đường phố thay vì trả tiền gửi xe.
Theo Jeffrey Simmons, giám đốc điều hành của Elanco Animal Health Inc. Hơn 75% người tiêu dùng thuộc thế hệ millennial và Gen Z. Tin rằng vật nuôi của họ là “một phần không thể thiếu trong gia đình”. Trong một cuộc khảo sát của Realtor.com. Khoảng 75% người có vật nuôi đang có nhu cầu mua nhà cho biết. Họ sẽ từ bỏ việc mua một căn nhà nếu căn nhà đó không phù hợp. Với những người bạn đồng hành bốn chân của họ.
Sarah Mogin, nhà phát triển phần mềm sống ở Brooklyn Heights. Chủ của Julian, một con chó giống Chihuahua cho biết. Cô sẽ phải thuê dịch vụ chăm sóc chó 3 ngày mỗi tuần khi cô đến công ty làm việc.
Mogin còn mua bảo hiểm vật nuôi cho Julian với giá 50 đôla một tháng. Cô chi 15 đô la một tháng cho việc cắt tỉa móng cho Julian. 140 đô la cho thuốc điều trị bọ chét và bọ ve trong 6 tháng. Cùng một số đồ chơi. Có lần cô phải đưa Julian đến viện vì chú chó nôn liên tục. Và phải trả hóa đơn 791 đô la cho lần chữa trị này. Bảo hiểm bồi hoàn 482 đô la nhưng cô vẫn phải trả khoản 309 đô la còn lại.
Tuy nhiên, Mogin cho rằng những chi phí này hoàn toàn. Xứng đáng với những cảm giác hạnh phúc mà Julian mang đến cho cô.
Người có lợi là các trung tâm chăm sóc thú cưng
Một cuộc khảo sát hồi tháng 6 từ Hiệp hội Sản phẩm Vật nuôi Hoa Kỳ. Cho thấy chi tiêu cho vật nuôi nói chung đã tăng kể từ khi đại dịch bắt đầu. Khoảng 35% chủ sở hữu vật nuôi ở Hoa Kỳ cho biết họ đã chi nhiều tiền. Hơn cho vật nuôi của mình trong 12 tháng trước so với năm trước.
Các doanh nghiệp chăm sóc thú cưng đã được hưởng lợi rất lớn từ khoản chi đó. DeDe Lally, chủ sở hữu của Pups & Pals Pet Lounge ở Texas cho biết, mỗi ngày có ít nhất 10 cuộc gọi từ các khách hàng tiềm năng muốn đặt dịch vụ chăm sóc hàng ngày cho chó của mình.
Chúng tôi có 250 cái tên đang nằm trong danh sách chờ. Tại mỗi văn phòng và khoảng 500 người chưa phải khách hàng nhưng rất tiềm năng.
Anh Brian Taylor, một chủ Spa thú cưng khác cho biết. Công việc kinh doanh đang phát triển mạnh. Các chủ thú nuôi muốn thuê dịch vụ 3 đến 5 ngày mỗi tuần. Tương ứng với thời gian quay trở lại văn phòng sau thời gian đại dịch.
“Tôi đang cố gắng tuyển thêm nhân viên”, Taylor nói.
Ngành công nghiệp vật nuôi cũng bị ảnh hưởng do đại dịch Covid. Chuỗi cung ứng bị gián đoạn dẫn tới tình trạng thiếu hụt mọi thứ. Kể cả nguồn cung cấp thức ăn cho vật nuôi.
Theo khảo sát mới nhất của Hiệp hội Sản phẩm Vật nuôi Hoa Kỳ. Các chủ sở hữu chó trung bình đã chi 287 đô la cho thức ăn vào năm ngoái, tăng thêm 27 đô la so với năm 2018.