Tổng hợp những bệnh thường gặp ở người cao tuổi có thể bạn chưa biết

Càng lớn tuổi, sức khỏe của bạn sẽ càng yếu đi do cơ chế thoái hóa tự nhiên và suy giảm nhiều chức năng của cơ thể, trong đó có chức năng đề kháng. Vì vậy, người cao tuổi rất dễ mắc bệnh và thường trở thành mãn tính, lâu khỏi và hay tái phát.

Người cao tuổi đã trải qua một quá trình lao động, sinh hoạt và lao động nhất định trong gia đình và ngoài xã hội. Họ đã có công sinh thành, dạy dỗ các thế hệ đi trước, đồng thời đã ít nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quê hương, đất nước. Vì vậy, ở tuổi xế chiều, họ cần được thế hệ trẻ tôn trọng, chăm sóc tận tình, chu đáo, đặc biệt là vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu những căn bệnh mà người cao tuổi thường gặp sẽ giúp chúng ta chăm sóc tốt hơn, phòng tránh những bệnh có thể tránh được, điều trị kịp thời một số bệnh cần thiết giúp họ sống lâu, sống vui, sống lạc quan yêu đời.

Sau đây là danh sách những bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Đây có thể là những căn bệnh do tuổi già mắc phải, hoặc có thể là hậu quả của những căn bệnh từ tuổi trưởng thành và trung niên.

Căn bệnh xương khớp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng đau nhức xương khớp ở người lớn tuổi. Trong đó phải kể đến tình trạng thoái hóa sụn khớp do thiếu những dưỡng chất cần thiết như canxi, collagen, vitamin D… Các chứng đau nhức đầu xương, đau lưng, mỏi gối, mỏi dọc xương dài như xương đùi, cánh tay, tê nhức tay chân… Là những dấu hiệu cảnh báo rõ rệt. Người bị đau nhức xương khớp còn hay ra mồ hôi và mệt mỏi về đêm. Nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến biến dạng khớp, dính khớp và có thể tàn phế.

Căn bệnh xương khớp
Bệnh xương khớp ở người già

Chính vì vậy, người cao tuổi cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh. Bổ sung các loại thực phẩm giàu can-xi, vitamin, a-xít béo omega-3… để ngăn chặn sự thoái hóa sụn khớp, phòng chống loãng xương. Khi bị đau nhức khớp, có thể sử dụng các loại dầu, cao để làm nóng, thúc đẩy máu lưu thông đến các khớp dễ dàng hơn.

Căn bệnh đường hô hấp

Người cao tuổi thường gặp các bệnh này do suy giảm sức đề kháng. Nhất là các bệnh do vi rút, vi khuẩn gây ra. Do đó, họ dễ mắc các bệnh như tâm phế mạn tính, hen phế quản. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm họng, viêm phế quản… khi thời tiết chuyển mùa.

Căn bệnh đường hô hấp
Bệnh đường hô hấp ở người già

Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng, nhất là khi chuẩn bị ăn uống, sau khi đi vệ sinh… là biện pháp tối ưu để phòng bệnh hô hấp. Cần chú ý uống nhiều nước nhằm giúp tuần hoàn cơ thể tốt. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi và vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.

Bệnh rối loạn tiêu hóa

Người cao tuổi thường gặp các chứng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu… Do cơ ở bộ phận tiêu hóa teo dần dẫn đến sự co bóp của dạ dày giảm, men tiêu hóa của hệ đường ruột cũng suy giảm. Một số bệnh tiêu hóa mà người già gặp phải: Sa dạ dày, các bệnh về gan mật, táo bón… Thêm nữa, người cao tuổi bị suy giảm sức khỏe và hạn chế khả năng đi lại nên các bệnh rối loạn tiêu hóa càng gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Do đó, người cao tuổi cần tuân thủ chế độ ăn khoa học: Hạn chế mỡ động vật, dùng thực phẩm dễ tiêu hóa, bổ sung thêm chất đạm, chất béo có trong dầu thực vật… Tập luyện các động tác như xoa bóp bụng và cơ bắp, đi bộ hoặc tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như cầu lông, dưỡng sinh…

Căn bệnh đường tiết niệu

Chịu ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa, người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh về hệ tiết niệu – sinh dục như các bệnh viêm bàng quang, sỏi tiết niệu. Đặc biệt là u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới, hoặc u xơ cổ tử cung ở nữ giới, nhiều khả năng dẫn đến ung thư… Những bệnh về hệ bài tiết khiến họ đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt, tiểu són, nhất là vào ban đêm gây nhiều phiền toái và càng khiến họ cảm thấy tự ti trong cuộc sống.

Căn bệnh đường tiết niệu
Bệnh đường tiết niệu ở người già

Bệnh Parkinson

Đây là bệnh thường gặp ở những người từ 65 tuổi trở lên. Bệnh do thoái hóa một số tổ chức ở não gây ra những biểu hiện như: run tay, vận động chậm chạp, kém linh hoạt, cứng đờ. Có thể kèm theo một số triệu chứng. Như: suy giảm nhận thức, suy giảm trí nhớ, mùa giật, trầm cảm,… Đây là bệnh đặc trưng của người cao tuổi, hiện chưa tìm được nguyên nhân. Và những yếu tố nguy cơ của bệnh. Bệnh diễn tiến một cách từ từ theo chiều hướng ngày càng nặng dần.

Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ bị hạn chế vận động nghiêm trọng; không nói được, không cử động được mà chỉ nằm một chỗ. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm bệnh và điều trị kịp thời là điều hết sức quan trọng. Giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Kéo dài thời gian hoạt động bình thường cho người bệnh. Bệnh Parkinson chiếm tỷ lệ 2,1 %.

Tóm lại

Người cao tuổi thường phải đối mặt với những thay đổi về sinh lý, tâm lý. Do không còn được làm việc như trước nữa, rất dễ khiến họ trở nên tủi thân. Cảm thấy không được tôn trọng và muốn được mọi người chú ý. Để người cao tuổi không rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý, gia đình hãy tạo cơ hội cho họ tiếp xúc với nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau; thường xuyên trò chuyện, bàn luận những vấn đề họ quan tâm và hãy luôn lắng nghe. Và thấu hiểu suy nghĩ của người lớn tuổi trong nhà.

Ngoài ra, khi về già, việc ăn uống không ngon miệng. Hấp thu kém khiến người cao tuổi dễ sụt cân, sức khỏe suy yếu. Vì vậy, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng phù hợp sao cho đầy đủ và cân đối. Chú ý việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Vì đây là việc làm thực sự cần thiết. Khám sức khỏe định kỳ sẽ mang đến sự an tâm cho người chăm sóc. Và cả người được chăm sóc. Từ đó sẽ có chế độ chăm sóc phù hợp và toàn diện hơn.

Đồng thời, cần chú ý đến vấn đề vận động và rèn luyện sức khỏe ở người cao tuổi với những  bộ môn phù hợp và yêu thích của mỗi người. Bởi, không thường xuyên vận động trí não và thân thể thì sức khỏe của người cao tuổi. Sẽ nhanh chóng suy giảm. Gây nên nhiều bệnh lý không tốt, mau bị lẫn, không còn chủ động điều khiển được tâm trí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *