Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Nghị định số 28 / CT-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong thời đại mới. Theo chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ban, ngành, cơ quan ngang bộ có liên quan, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở cấp Trung ương hay Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nên nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 03-CT / TW ngày 19/5 năm 2021 trong việc lãnh đạo thực hiện Phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Việc tuyên truyền của Chính phủ
Đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng hàng Việt Nam
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động. Để người tiêu dùng trong và ngoài nước biết, hiểu, đánh giá đúng; về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khả năng sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục thực hiện các giải pháp thích hợp để khuyến khích, định hướng tiêu dùng; và vận động nhân dân tích cực sử dụng hàng Việt Nam.
Tiếp tục tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp Việt Nam; nhận thức rõ vai trò, lợi ích và hiệu quả của việc tham gia Cuộc vận động. Trách nhiệm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ.
Bảo vệ người tiêu dùng
Thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Từng bước xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam không chỉ tại thị trường trong nước mà còn từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
Vận động các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong nước khi thực hiện các dự án, công trình thì ưu tiên mua sắm, sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được và dịch vụ trong nước bảo đảm chất lượng.
Công bố thường xuyên, kịp thời danh mục quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn Quốc gia; mới ban hành thông tin chính thức về diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu. Nhất là hàng hóa sản xuất trong nước trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chiến lược thương mại
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương tổ chức triển khai hiệu quả; Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030. Tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13.7.2021 của Thủ tướng Chính phủ. Và Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn; với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 – 2025. Theo Quyết định số 386/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Hỗ trợ xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Việt Nam chất lượng cao. Được người tiêu dùng tin cậy, phù hợp với các cam kết quốc tế và các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. Đẩy mạnh lưu thông và triển khai đồng bộ, linh hoạt các giải pháp kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam. Có cơ chế điều tiết, lưu thông phân phối hàng hóa, nhằm bảo đảm cung ứng nguồn hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Các giải pháp thương mại
Nghiên cứu, đề xuất chính sách nhằm phát triển phù hợp các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại. Kết hợp hài hoà giữa hạ tầng thương mại truyền thống và hạ tầng thương mại hiện đại đối với hàng Việt Nam. Tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp, sáng kiến kết nối cung cầu. Khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp sản xuất và phân phối, thiết lập hệ thống các điểm bán hàng Việt Nam bền vững. Với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”. Đặc biệt tại các khu vực tập trung đông dân cư, khu công nghiệp; vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Tập trung nguồn lực phát triển thị trường hàng Việt Nam
Trong bối cảnh, đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội của nhiều nước trên thế giới. Trong đó có Việt Nam. Gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại. Làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu và hoạt động thương mại của thị trường nội địa. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương khắc phục tác động, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Nhằm phục hồi nhanh và đẩy mạnh phát triển đất nước.
Theo nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương. Nhằm khôi phục và tăng cường thúc đẩy phát triển các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại trong giai đoạn mới. Bảo đảm thực hiện ở mức cao nhất mục tiêu tăng trưởng của năm 2020; và tạo nền tảng tốt cho tăng trưởng ở những năm tiếp theo.
Cập nhật thêm nhiều tin tức hay khác về tiêu dùng cùng chúng tôi nhé!