Theo China Statistical Yearbook 2019, tính cho đến tháng 12-2019, Trung Quốc đã có khoảng 120 triệu người trên 15 tuổi chưa kết hôn. Trung Quốc, đất nước tỉ dân hiện đang đứng trước khủng hoảng dân số, thậm chí là người dân còn được cho là già trước khi giàu. Mặc dù đã nới lỏng chính sách 1 con, nhưng mà tỉ lệ sinh ở nước này vẫn ở mức thấp ở đáng lo ngại, mà nguyên nhân là vì do những người trẻ “ngại kết hôn và ngại sinh con
Claire Zhao tốt nghiệp một trường đại học hàng đầu của Mỹ và đang làm việc với tư cách là 1 nhà phân tích chiến lược. Sinh năm 1994, cô đang trong độ tuổi thích hợp để có thể lập nghiệp. Cô Claire Zhao – Người Trung Quốc, nói rằng: “Cuộc sống hôn nhân và tình yêu không phải là 1 điều cần thiết đối với tôi, nhưng lại là mong mỏi lớn của cha mẹ tôi, có thể tôi cũng phải kết hôn thôi.
Sống độc thân sẽ phải đối diện với nhiều áp lực từ xã hội
Ở Trung Quốc, thanh niên khi đến tuổi thì cần phải kết hôn. Đó là quan niệm tồn tại từ lâu. Và các thành viên trong gia đình can thiệp khá nhiều vào vấn đề này. Thế nên lựa chọn sống độc thân đồng nghĩa sẽ phải đối diện với nhiều áp lực từ xã hội.
Trước sức ép của gia đình, Zhao đăng ký tham gia một trung tâm mai mối lớn ở Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng tình trạng mất cân bằng giới tính dễ nhận thấy hơn ở các khu vực kém phát triển.
Cô Claire Zhao – Người Trung Quốc, chia sẻ: Tôi đang tìm hiểu cân nhắc về rất nhiều đối tượng, cả nam lẫn nữ. Tôi tự hỏi liệu cha mẹ tôi có đang trải qua điều tương tự không. Tôi thực lòng không muốn đặt họ vào vị trí tương tự”. Với Zhao, cô không lo lắng về việc lập gia đình cho đến. Khi nhận thấy nhiều bạn gái đăng thông tin trên các ứng dụng hẹn hò hơn so với nam giới.
Tình trạng mất cân bằng giới tính
Các chuyên gia cho rằng tình trạng mất cân bằng giới tính. Dễ nhận thấy hơn ở các khu vực kém phát triển. Ví dụ, ở miền Tây Trung Quốc, số lượng nam giới độc thân trong độ tuổi từ 30 đến 39 đã tăng gần 12% từ những năm 2000 đến 2015.
Nhà nghiên cứu Wang Guangzhou – Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói: ” Nhiều phụ nữ nông thôn di cư đến các khu vực thành thị để làm việc. Và cuối cùng định cư ở đó. Kết quả là số đàn ông chưa kết hôn đông hơn phụ nữ đủ điều kiện kết hôn ở nông thôn”.
Tình trạng kinh tế xã hội là yếu tố then chốt trong việc tìm kiếm bạn đời. Các lựa chọn kết hôn ở Trung Quốc vẫn được thúc đẩy bởi các xu hướng lịch sử và phong tục văn hóa. Chẳng hạn, nhiều đàn ông Trung Quốc có xu hướng kết hôn. Với người ở tầng lớp xã hội thấp hơn trong khi với phụ nữ thì ngược lại..
Còn thanh niên Trung Quốc, họ có những cảm xúc phức tạp và đan xen đối với hôn nhân. Rất nhiều trong số đó cảm thấy cần sự tự do hơn. Và muốn được sống độc thân.
Bạn Yuan Zhaohui – Người dân, cho biết: ” Nhiều thanh niên tuổi của tôi không vội vàng kết hôn hoặc sinh con. Nó mất quá nhiều tiền bạc và năng lượng. Quyết định ấy cũng sẽ ảnh hưởng tới mức sống của chúng tôi.
Ngăn chặn cuộc khủng hoảng dân số
Theo như chúng tôi được biết, quan niệm thích con trai và khoảng cách tuổi tác gia tăng giữa các cặp vợ chồng đang khiến số người độc thân tại Trung Quốc bùng nổ. Và đến nay, việc làm thế nào để thanh niên sinh con trở thành trọng tâm trong ngăn chặn cuộc khủng hoảng dân số. Có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới ổn định kinh tế xã hội của nước này.
Theo Hou Hongbin, nhà hoạt động nữ quyền người Quảng Châu (Trung Quốc). Chính sách dân số và quan niệm “trọng nam khinh nữ” là hai trong nhiều nguyên nhân. Dẫn đến sự suy giảm tỷ lệ kết hôn tại đất nước tỷ dân. Bên cạnh đó, một lý do khác chính là sự độc lập, tự chủ của phụ nữ hiện đại. “Thời xưa, không phụ nữ nào dám khẳng định: ‘Tôi không muốn lấy chồng’. Giờ đây, câu nói trên đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Dù không phải cô gái nào cũng ‘nói là làm'”, Hou giải thích.
Không chỉ phụ nữ Trung Quốc, các cô gái ở Nhật Bản cũng đi theo trào lưu chụp ảnh cưới một mình này. Thậm chí, có người bước xa hơn, tự làm đám cưới mà không có chú rể.
Giữa những năm 1990, chỉ 1/20 phụ nữ Nhật tới 50 tuổi vẫn chưa kết hôn. Nhưng vào năm 2015, con số này là 1/ 7. Với phụ nữ từ 35 tới 39 tuổi. Tỷ lệ này còn cao hơn, gần 25% chưa bao giờ kết hôn. So với 10% của hai thập niên trước.