Các doanh nghiệp vận tải vừa mới tăng giá cước vận chuyển 5-10% sau các áp lực tăng giá xăng dầu và nhiều chi phí khác bủa vây. Giá xăng sau 5 lần tăng hiện hiện đã lên sát 25.000 đồng một lít, và cách mức đỉnh lịch sử thiết lập từ hồi tháng 7/2013 khoảng 80 đồng. Còn giá dầu lần lượt lên 18.710 đồng và 17.630 đồng 1 lít, tăng 63-74% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với mức tăng mạnh trên, nhiều các doanh nghiệp vận tải hàng hoá đã cho biết đã hết sức chịu đựng và buộc tăng giá thêm cước vận tải mới có thể duy trì hoạt động. Ông Hoàng, chủ doanh nghiệp vận tải đã có 30 đầu xe ở quận Tân Phú (TP HCM) cho rằng, “cực chẳng đã” các công ty mới phải tăng giá cước vận chuyển thêm 10%.
Giá xăng tiếp tục tăng thêm đẩy giá các hàng hóa khác lên
Tương tự, ông Lâm Đại Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Lâm Vinh cho biết. Công ty cũng vừa gửi báo giá tăng 10% tới khách hàng. “Giá dầu ở mức cao và không có chiều hướng giảm. Chúng tôi đã cố cầm cự nhưng mới đây giá xăng tiếp tục tăng thêm. Đẩy giá các hàng hoá khác phục vụ cho vận tải tăng khiến doanh nghiệp. Phải điều chỉnh để không lâm vào cảnh lỗ vốn”, ông Vinh bộc bạch.
“Mặc dù báo giá cước tăng 10%. Nhưng không phải khách hàng nào cũng chấp nhận. Nhiều khách hàng không đồng ý. Chúng tôi cũng phải cố gắng tính toán lại. Để làm sao tránh bị lỗ mới dám nhận vận chuyển”, ông Vinh nói.
Nhiều doanh nghiệp vận tải về hàng hoá khác cũng buộc điều chỉnh giá cước. Vì cho rằng bị bủa vây đủ các loại chi phí. Theo ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa TP HCM. Hiện các doanh nghiệp trong hội điều chỉnh giá cước quanh mức 5-10%. Mức thương lượng cụ thể sẽ tuỳ thuộc giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Lý giải nguyên nhân tăng giá cước
Lý giải nguyên nhân tăng giá cước, ông Hoàng. Chủ doanh nghiệp vận tải có 30 đầu xe ở quận Tân Phú cho rằng. Năm nay doanh nghiệp bị bủa vây đủ loại chi phí. Trong đó, chi phí dầu chiếm 35%, phí duy trì xe tăng thêm 20%. Bao gồm vỏ lốp xe, mỡ xe… Ngoài ra, lương trả cho người lao động buộc phải tăng vì dịch bệnh tài xế nghỉ hàng loạt”, ông Hoàng nói.
Đồng quan điểm, ông Quản đánh giá, dù các doanh nghiệp đã phải điều chỉnh lại quy mô. Tiết giảm bộ máy, giảm chi phí. Nhưng giá xăng dầu tăng đẩy giá nhiều hàng hoá tăng mạnh. Trong đó, giá các mặt hàng đầu vào cho xe vận tải như lốp xe; xăm xe, nhớt, mỡ tăng 20-30%. Ngoài ra, việc phải “cõng phí chồng phí” như phí bảo trì đường bộ và phí cầu đường cùng với chi phí nhân công buộc các doanh nghiệp điều chỉnh giá để có thể duy trì khi hoạt động kinh doanh trong điều kiện ngặt nghèo.
Nhiều thách thức với doanh nghiệp vận tải
Ông Quản dẫn chứng thêm, hiện nay các doanh nghiệp vận tải đứng trước quá nhiều thách thức. Họ hoạt động mới chỉ được khoảng 50% công suất. Riêng với những doanh nghiệp có nhiều khách hàng quen, công suất cũng chỉ đạt tối đa 70%.
“Đến nay, doanh nghiệp đã kiệt sức và không còn phương án nào để hạ nhiệt giá cước. Do đó, cách duy nhất để họ giảm bớt khó khăn là Nhà nước cần miễn hoặc giảm các loại thuế phí cho doanh nghiệp vận tải. Điển hình là phí bảo trì đường bộ và BOT”, ông Quản đề xuất.
Ông cũng cho rằng, các cơ quan quản lý Nhà nước nên xem xét giảm thuế bảo vệ môi trường thông qua mỗi lít xăng dầu. Hiện nay, mức thu loại thuế này đang khá lớn từ 3.800-4.000 đồng một lít xăng dầu. Khi giá xăng dầu được điều chỉnh đi xuống, giá các loại hàng hoá mới quay đầu giảm và cước vận chuyển cũng sẽ được điều chỉnh hợp lý.
Gây áp lực với doanh nghiệp vận tải và logistics
Giá xăng dầu tiếp tục leo thang gây áp lực khủng khiếp đối với doanh nghiệp vận tải, logistics. Nhiều doanh nghiệp vận tải hàng đã phải gửi thông báo đến đối tác tăng chi phí vận chuyển lên 5-10% để duy trì hoạt động.
Các doanh nghiệp vận tải cho biết đang đối diện quá nhiều thách thức khi chưa kịp khôi phục lại công suất hoạt động do thiếu nguồn hàng. Khó khăn chất chồng khó khăn, giá xăng dầu tăng, doanh nghiệp đã kiệt sức nên không thể hạ giá cước.
Theo ông Quản, cách duy nhất để họ giảm bớt khó khăn là Nhà nước cần miễn hoặc giảm các loại thuế phí cho doanh nghiệp vận tải. Điển hình là phí bảo trì đường bộ và BOT, đồng thời xem xét giảm thuế bảo vệ môi trường thông qua mỗi lít xăng dầu. Mức thu loại thuế này đang khá lớn từ 3.800-4.000 đồng một lít xăng dầu.
“Khi giá xăng dầu được điều chỉnh đi xuống, giá các loại hàng hóa mới quay đầu giảm và cước vận chuyển cũng sẽ được điều chỉnh hợp lý” – ông Quản đề xuất.
Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục Thông tin kinh tế.