Trung Quốc kiểm soát chặt hơn chất lượng hàng hoá Việt 

Dù dịch bệnh phức tạp, phía Trung Quốc hiện vẫn đẩy mạnh kiểm tra thực địa online nhằm kiểm soát an toàn thực phẩm và cả quy trình trồng nông sản ở Việt Nam. Đây là thông tin được ông Lê Thanh Hoà, là Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam nêu trên diễn đàn “Thích ứng với quy định mới trong xuất khẩu nông sản, và thực phẩm vào thị trường Trung Quốc” mới đây.

Theo ông Hoà, gần đây phía Trung Quốc đã kiểm tra thực địa trực tuyến nhiều các doanh nghiệp Việt Nam 3 lần mỗi tuần. Vì chưa quen với quy định mới nên 1 số doanh nghiệp còn vướng mắc. Do đó, ông Hoà cho rằng, với Lệnh 249 của phía Trung Quốc, và doanh nghiệp Việt cần nắm rõ quy định. Đồng thời, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về mặt an toàn thực phẩm ngay cả khi sản phẩm đã được xuất khẩu sang Trung Quốc.

Hình thức mới được Trung Quốc áp dụng

Bà Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoa Việt cũng cho rằng. Đây là một trong những hình thức mới được Trung Quốc áp dụng. Để kiểm soát chặt hơn chất lượng hàng hoá Việt khi sang quốc gia này.

Bà Hương lưu ý, trong các quy định về an toàn thực phẩm. Phía Trung Quốc có quy định các cơ sở kinh doanh không được nuôi chó. “Tôi thấy hầu như các nhà máy sản xuất của doanh nghiệp Việt đều nuôi chó. Thậm chí có nơi hơn 20 con làm nhiệm vụ bảo vệ. Thời gian tới, các doanh nghiệp cần cẩn trọng trong vấn đề này”, bà Hương nói.

Hình thức mới được Trung Quốc áp dụng
Hình thức mới được Trung Quốc áp dụng

Cho rằng còn nhiều lúng túng trong việc kiểm tra thực địa onlin. Bà Ngô Tường Vy, Phó tổng giám đốc Công ty Chánh Thu, đề xuất các cơ quan quản lý nên điều phối; và thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh. Để khảo sát các doanh nghiệp, cơ sở đã có mã số trước khi phía Trung Quốc thực hiện kiểm tra trực tuyến. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp, cơ sở đảm bảo được các tiêu chuẩn. Mà phía đối tác đưa ra được đáp ứng nhanh và đầy đủ.

Các yêu cầu mới đưa ra là hoàn toàn hợp lý

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường mà cả thế giới hướng tới không riêng Việt Nam. Do đó, việc họ đưa ra Lệnh 248, 249 cùng các yêu cầu mới là hợp lý.

“Các cơ quan Nhà nước cần thành lập trung tâm, tổ công tác để hướng dẫn các doanh nghiệp; hợp tác xã, cơ quan chuyên trách của địa phương. Thực hiện các thủ tục theo yêu cầu của thị trường Trung Quốc. Chúng tôi sẵn sàng trả tiền để được hướng dẫn cụ thể vấn đề này”, bà Hương chia sẻ.

Ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH An Huy cho rằng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần thành lập sớm trung tâm. Chuyên trách thông tin những thị trường lớn để hỗ trợ doanh nghiệp. Ông cũng kiến nghị Diễn đàn kết nối nông sản 970. Duy trì những kênh thông tin để doanh nghiệp giữ đầu mối liên lạc.

Ông Huy cũng lưu ý những mặt hàng có truyền thống xuất qua Trung Quốc. Với phương thức biên mậu (tiểu ngạch), Bộ cần có định hướng, chính sách. Để hỗ trợ người nông dân, tránh rơi vào tình trạng “được mùa mất giá”.

Các yêu cầu mới đưa ra là hoàn toàn hợp lý
Các yêu cầu mới đưa ra là hoàn toàn hợp lý

Trong khi đó, về phía nhà chức trách, ông Hoà lưu ý. Các doanh nghiệp lựa chọn những đối tác đảm bảo, tin cậy. Nhằm giúp việc lưu trữ hồ sơ (tối thiểu 6 tháng), bên cạnh các yếu tố như kho bãi, vận chuyển. Ngoài ra, theo ông Hoà, các vấn đề vệ sinh khi chế biến; đóng gói thực phẩm, doanh nghiệp cũng cần tuân thủ đúng quy định…

Quy định mới về nông sản Việt Nam vào Trung Quốc

9 tháng đầu năm, Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 của nông lâm, thủy sản Việt Nam. Đạt gần 6,8 tỷ USD, chiếm 19% thị phần. Những con số này cho thấy bất kể những thay đổi nào trong chính sách nhập khẩu của Trung Quốc đều tác động không nhỏ tới thị trường của Việt Nam.

Trung Quốc đã ban hành lệnh 249 về các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu và lệnh 248 ban hành quy định về quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Trung Quốc. Hai lệnh này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ đầu năm 2022.

Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp của Việt Nam cũng phải tuân thủ một loạt những quy định mới nếu muốn tiếp tục xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc.

Thực tế cho thấy, xuất khẩu chính ngạch đơn giản chỉ là việc ký kết hợp đồng với những điều khoản hết sức cụ thể về thời gian, địa điểm, cũng như phương thức giao hàng, thanh toán trong đó quy định trách nhiệm và quyền lợi rất rõ ràng. Như vậy việc thay đổi, tổ chức lại sản xuất, đảm bảo nguồn hàng có chất lượng, giá trị gia tăng cao, đặc biệt là công tác truy xuất nguồn gốc sẽ đem lại lợi thế lớn cho doanh nghiệp trong giai đoạn tới.

Đọc thêm các bài viết khác tại cvhigh.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *