Do sự bứt phá của hai nhóm mid-cap và penny, thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức cao, với hai sàn niêm yết và thị trường UPCoM đạt giá trị hơn 40.000 tỷ ở cuối phiên. Đáng chú ý, trong nhóm cổ phiếu chứng khoán không có mã nào ở chiều giảm giá, duy nhất chỉ có mã PHS đứng ở mốc tham chiếu. Tất cả các mã chứng khoán còn lại đều ở mức tăng giá; trong đó, nhiều mã tạm dừng phiên sáng nay trong sắc tím. Cùng với đà tăng này của thị trường. có thể trong quý IV, những công ty chứng khoán tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao về doanh thu và lợi nhuận.
Biến động mạnh vào cuối phiên
Nếu chỉ nhìn vào đồ thị của chỉ số, phiên hôm nay (15/11) không có nhiều đột biến. Ngoại trừ nhịp biến động mạnh vào cuối phiên, VN-Index gần như đi ngang trên tham chiếu với biên độ hẹp trong toàn bộ thời gian giao dịch. Diễn biến này do trạng thái giằng co của nhóm bluechip, vốn quyết định phần lớn xu hướng của VN-Index. Tuy nhiên, “cuộc chơi” thực sự nằm ở phía dưới của bảng xếp hạng, thuộc về nhóm mid-cap và penny.
Một loạt các nhóm cổ phiếu được chú ý gần đây, như các cổ phiếu “họ FLC”; nhóm cổ phiếu Hoàng Huy, Gelex, Hoàng Anh Gia Lai; nhóm bất động sản, xây lắp vốn hóa trung bình; đều bật cao với thanh khoản tăng vọt. Nhiều mã chốt phiên ở trạng thái “trắng bảng bên bán”.
FLC, ROS, KLF chốt phiên tăng kịch biên độ; HHS và TCH nối dài chuỗi phiên tăng trần; GEX, VGC đóng cửa trong sắc tím; HAG có thêm 7%, còn HNG tăng gần 5%…
Những nhóm phân hóa mạnh
Sự tập trung của dòng tiền các mã này cũng thể hiện qua thanh khoản thị trường. Sàn HoSE hôm nay giao dịch hơn 34.000 tỷ, nhưng nhóm VN30 chỉ đạt hơn 10.800 tỷ đồng, tương ứng gần 32%. Nếu tính tổng HoSE, HNX và thị trường UPCoM, thanh khoản đạt hơn 42.700 tỷ đồng. Cách đây chưa đầy hai tuần, hôm 3/11, thị trường đã chứng khoán kỷ lục thanh khoản với tổng giao dịch gần 52.150 tỷ đồng.
Trong khi đó, nhóm bluechip tiếp tục phân hóa mạnh. POW là mã đột biến nhất nhóm VN30 trong phiên hôm nay khi bật lên mức giá trần. Ở các mã còn lại, HDB, MSN có thêm 3%, SSI, MWG, VHM, tăng hơn 2%, PNJ, GAS, VIC, VRE vượt tham chiếu.
Ngược lại, NVL, GVR giảm hơn 2%, HPG mất 1,8%, VPB giảm 1,6%, VJC, SAB, TCB giảm hơn 1%. Cuối phiên, sàn HoSE ghi nhận 261 mã tăng, với 58 mã tăng trần, so với 202 mã giảm và 4 mã giảm sàn. Riêng nhóm VN30, trạng thái có phần cân bằng hơn khi số mã tăng-giảm giữ tỷ lệ 14:16. Khối ngoại hôm nay mua vào hơn 1.775 tỷ đồng cổ phiếu và bán ra hơn 1.670 tỷ đồng. Giá trị mua ròng đạt hơn 100 tỷ đồng.
Các sàn giao dịch nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài sáng nay đã trở lại bán ròng sau phiên mua ròng trước đó (12/11). Cụ thể, khối ngoại bán ròng 277,37 tỷ đồng trên HOSE; 61,4 tỷ đồng trên HNX và chỉ mua ròng 5,09 tỷ đồng trên UPCOM.
Tại châu Á, các thị trường chứng khoán tăng trong phiên 15/11 theo đà tăng của các chỉ số chứng khoán Mỹ, dù các nhà đầu tư lo ngại về một loạt các số liệu kinh tế của Trung Quốc.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,75% lên 29.830,82 điểm, khi số liệu cho thấy kinh tế nước này trong quý III/2021 giảm mạnh hơn dự kiến, điều có thể làm tăng khả năng các biện pháp kích thích sẽ được tăng cường.
Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong tiếp tục đà tăng phiên thứ tư, với mức tăng 0,43% lên 25.437,99 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 0,11% lên 3.542,9 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,55 lên 2.985,23 điểm.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi về đầu tư chứng khoán.