Bỏ phố về quê – Xu hướng nở rộ trong một bộ phận giới trẻ

Dịch Covid-19 giúp cho nhiều người ngộ và hiểu ra được rằng giá trị sống mới là điều cốt lõi. Giờ đây các bạn không còn khoe nhà cao, hay xe đẹp mà sẽ thay vào đó là những mảnh vườn trĩu trịt những hoa thơm trái ngọt, và những hình ảnh chân lấm tay bùn.

Năm 2020, khi dịch covid-19 bùng phát ở trên thế giới khiến cho cuộc sống của con người thay đổi. Chưa khi nào sự sống và cái chết lại có thể mong manh đến vậy. Nhưng chính những khó khăn đó lại đẩy cho con người sát lại gần nhau, và yêu thương nhau nhiều hơn. Và xuất hiện xu hướng dịch chuyển đi từ phố về quê với nhịp sống chậm, và con người hòa mình vào cỏ cây hoa lá, hay tự trồng trọt, chăn nuôi…

Bỏ cuộc sống nơi đô thành về với thiên nhiên

Khi dịch Covid bùng phát trở lại, mọi thứ buộc phải tạm dừng. Cuộc sống cũng vì thế mà trở nên ngưng trệ và bấp bênh hơn. Không chỉ là cuộc chiến chống dịch. Mà còn là cuộc chiến của cuộc sống với những nỗi lo thất nghiệp; cơm áo gạo tiền. Có những gia đình không thể chịu nổi được sự bí bách. Không thể trụ nổi ở Sài Gòn đều vội vàng trở về làng quê.

Bỏ cuộc sống nơi đô thành về với thiên nhiên
Bỏ cuộc sống nơi đô thành về với thiên nhiên

Giờ đây cụm từ “bỏ phố về quê” dường như đã trở thành câu cửa miệng của rất nhiều người đang sống ở thành thị. Nhiều người dũng cảm dứt bỏ cuộc sống nơi đô thành. Về với thiên nhiên hoang sơ làm lại từ đầu. Nhưng cũng nhiều người chưa thu xếp được ổn thỏa công việc; gia đình nên chân đi, chân về giữa hai chốn.

“Bỏ phố về quê” đang là xu hướng nở rộ trong một bộ phận giới trẻ. Không phải họ “chạy trốn” khỏi thành phố ồn ào, đầy cạnh tranh khốc liệt để về quê “ở ẩn”. Mà họ đang về để khởi nghiệp với đất đai, tài nguyên có sẵn. Nhưng chưa được khai phá với một tinh thần “khởi nghiệp, làm giàu cho quê hương”. Họ chính là những nhà khởi nghiệp trẻ “dám nghĩ, dám làm”. Và đã đưa được nhiều nông sản, sản vật, những dịch vụ. Và cả những công nghệ mới làm thay đổi nhiều tư duy sản xuất truyền thống; thay đổi và gia tăng nguồn thu nhập, thậm chí thay đổi cả một vùng quê.

Quyết định của những con người đi theo mơ ước

Chị Thu Huyền từng có một công việc tốt với vị trí lãnh đạo ở một sở của tỉnh Kiên Giang. Giữa năm 2020, chị thông báo xin nghỉ việc khiến đồng nghiệp bất ngờ. Ai cũng nghĩ chị có một chỗ khác tốt trải thảm đỏ. Nên đã bỏ nơi mà chị gắn bó gần 20 năm. Nhưng sự thực không phải vậy. Trong một chuyến đi xuyên Việt; trong thời gian dừng chân Đắk Lắk, chị đã bị mảnh đất này chinh phục. Thời gian còn lại của chuyến đi du lịch chị dành để nghiên cứu; tìm tòi và khám phá kỹ hơn Đắk Lắk. Và sau đó chị đã có quyết định không ai tin.

“Tôi có một công việc tốt, thu nhập tốt và có vị trí khiến nhiều người mơ ước. Nhưng trong tôi luôn có suy nghĩ cuộc sống hiện tại vẫn chưa phải là cái mình mong ước. Và chuyến đi Tây Nguyên khiến tôi đã tìm ra cho mình hướng đi.

Tôi nghỉ việc và dùng số tiền tiết kiệm mua một mảnh đất ở Đắk Lắk. Thời gian vừa qua tôi lên ý tưởng và đang dần xây dựng ước mơ của mình trên mảnh đất hơn 1ha. Mỗi sáng thức dậy giờ tôi cứ nghĩ mình như đang mơ. Một không gian xanh ngắt, không khí trong lành; cuộc sống thật là thư thái. Sắp tới công việc làm vườn sẽ vất vả. Nhưng mà đó là công việc tôi yêu thích”, chị Thu Huyền chia sẻ.

Quyết định của những con người đi theo mơ ước
Quyết định của những con người đi theo mơ ước

Đa phần người trẻ đang tham gia vào xu hướng bỏ phố về quê

Khi nói đến việc bỏ phố về quê nhiều người cười bảo. Chỉ có những người cao tuổi mới có sở thích như vậy. Đang sống ở đô thị hiện đại, náo nhiệt, cái gì cũng có, giờ về quê hay vô rừng thì buồn heo hút sống sao nổi. Nhưng khi vào các group  như “Bỏ phố về rừng”; Làng “bỏ phố về quê”;  Nghiện vườn… một điều bất ngờ là đa phần người trẻ đang tham gia vào xu hướng đó. Không phải họ bất tài không kiếm được tiền ở thành phố nên phải chọn cách sống về quê mà nhiều khi còn ngược lại.

Đôi vợ chồng trẻ sinh năm 1991 Thu Hương là minh chứng cho điều đó. Hương làm việc tại một tờ báo lớn ở Sài Gòn, chồng cô dân công nghệ. Cả hai cũng có một thu nhập khá ổn định tại Sài Gòn. Nhưng rồi chán với cuộc sống xô bồ, ngột ngạt, bon chen mà cả hai quyết định trở về quê chồng ở Tây Nguyên để lập nghiệp.

Dùng số tiền tiết kiệm, vợ chồng Hương mua một mảnh đất để làm homestay. Trừ việc xây dựng nhà cửa là thuê thợ còn lại hai vợ chồng Hương đều tự tay làm, cuốc đất, đào ao, trồng cây… Rồi khi nhà cửa đã xong, vườn tược dần ổn định thì Hương chuyển sang làm những mặt hàng organic để bán. Thời gian rảnh cô vẫn viết báo còn chồng cô thì làm online.

Sống một cuộc sống cho chính bản thân

Khi được hỏi tại sao lại có sự chuyển dịch đột ngột môi trường sống khi mà tuổi còn quá trẻ, Hương nói rằng: “Tôi muốn sống một cuộc sống cho chính bản thân. Làm giàu ai cũng muốn nhưng chúng tôi cũng biết lượng sức mình, muốn được sống và làm những điều mình yêu thích.

Sống một cuộc sống cho chính bản thân
Sống một cuộc sống cho chính bản thân

Tôi thích thiên nhiên, thích làm du lịch và viết báo tự do, viết những điều mình thích. Giờ thật ra thu nhập cũng chủ yếu vẫn từ viết báo nhưng giờ đây mỗi sáng thức dậy, tôi thấy mình không còn cáu gắt như trước, thanh thản, nhẹ nhàng và lòng lúc nào cũng bình yên. Tôi phát hiện khi về quê sống, tôi lại có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn và sống có trách nhiệm và dành nhiều thời gian cho các hoạt động cộng đồng hơn. Nếu ai có ý định trở về quê sinh sống, cứ thử một lần làm điều mình yêu thích sẽ thấy không hối hận”.

Vào group “Bỏ phố về rừng” với gần 40 nghìn thành viên mới thấy xu hướng chuyển dịch có sức hút lớn như nào đối với người trẻ. Họ thay đổi môi trường sống, công việc và mục tiêu sống một cách nghiêm túc và làm rất bài bản. Xu hướng chuyển đổi khiến cho nhiều người phải nghĩ lại những việc mình đã làm thời gian qua theo cách hối hả, xô bồ thì nay nhiều người đã tìm ra giá trị sống đích thực. Nhiều bạn trẻ đùa rằng “Đâu cứ phải ở thành phố nhà lầu, xe hơi”.

Lời kết

Dịch Covid-19 giúp cho nhiều người ngộ và hiểu ra rằng giá trị sống mới là điều cốt lõi. Giờ đây các bạn không còn khoe nhà cao, xe đẹp mà thay vào đó là những mảnh vườn trĩu trịt hoa thơm trái ngọt, những hình ảnh chân lấm tay bùn. “Bỏ phố về quê” không phải là hành động nhất thời, cũng không phải là trào lưu của những người sợ áp lực. Một lực lượng trẻ đang tạo ra xu hướng phát triển kinh tế bền vững, đa dạng có khả năng chống chịu mọi biến động của thời tiết, thiên tai và dịch bệnh./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *