Cải thiện tình trạng doanh thu bán lẻ hàng hóa giảm

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, doanh thu bán lẻ hàng hóa hiện nay đã giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu bán lẻ hàng hóa giảm bởi người dân thắt chặt chi tiêu hơn hoặc tăng cường việc tiết kiệm. Do đó, cần có các giải pháp kích thích việc sản xuất và tiêu dùng của thị trường từ nay tới hết năm 2021 để đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi cập nhật những thông tin tiêu dùng mới nhất cũng như có cái nhìn sâu hơn về chủ đề này trong bài viết sau đây.

Tình hình doanh thu bán lẻ hàng hóa

Dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê để phân tích, có thể thấy rõ: Ngoài nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 5% và nhóm xăng dầu tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước (nhóm xăng dầu tăng chủ yếu do giá xăng dầu tăng cao), còn lại tổng mức bán lẻ hàng hóa của hầu hết nhóm hàng đều sụt giảm so với cùng kỳ năm 2020.

Dịch bệnh COVID-19 khiến các trường học không thể hoạt động bình thường, chuyển sang học online, nên nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục giảm tới 10,5% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm 10%. Các chi phí cho nhóm hàng may mặc, cũng giảm 9,6%. Nhóm phương tiện đi lại giảm 6,4%…

Tình hình doanh thu bán lẻ hàng hóa 
Doanh thu bán lẻ hàng hóa giảm

Như vậy, nhìn vào bức tranh tổng thể của tổng mức bán lẻ hàng hóa trong ¾ giai đoạn của năm 2021, có thể thấy người tiêu dùng chủ yếu dành chi tiêu cho nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, như: Lương thực, thực phẩm, nên nhóm hàng này vẫn duy trì ổn định.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng lưu ý: Doanh thu bán lẻ nhóm hàng này ổn định một phần nhờ giá lương thực tăng so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân khiến doanh thu bán lẻ hàng hóa giảm

Xu hướng tiêu dùng và tiết kiệm của người dân

Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng 2021 giảm 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú giảm mạnh nhất tới 37,1%. Doanh thu dịch vụ ăn uống giảm 20,7%. Doanh thu dịch vụ khác cũng giảm 19,4% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể nói rằng, ngoài các nhóm hàng dịch vụ bị tác động bởi COVID-19 nên doanh thu giảm như du lịch, ăn uống, dịch vụ lưu trú, giao thông… thì nhiều nhóm hàng giảm chủ yếu do người dân đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu và tăng cường tích lũy để đối phó với dịch bệnh, cắt giảm những mặt hàng tiêu dùng chưa thực sự cần thiết.

Qua ghi nhận tại các chợ truyền thống, siêu thị và các cửa hàng tiện ích; phần lớn doanh thu trong thời gian gần đây đều đến từ nhóm lương thực, thực phẩm. Chủ yếu là rau, củ, quả, thịt, gạo, đường, mắm, muối, dầu ăn…

Nguyên nhân khiến doanh thu bán lẻ hàng hóa giảm
Xu hướng thắt chặt chi tiêu và tăng cường tích lũy

Các nhóm hàng khác như thời trang, điện tử, hàng gia dụng, mỹ phẩm, nước giải khát (bia, nước ngọt…) có doanh thu rất thấp. Xu hướng tiêu dùng tập trung chủ yếu vào các mặt hàng thiết yếu của người dân đã hình thành từ trước Tết. Để tiết kiệm tối đa chi tiêu hằng ngày trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Các biện pháp tăng doanh thu của các siêu thị lớn

“Doanh thu của siêu thị giảm nhiều, lượng khách đến siêu thị giảm tới 50%. Do ảnh hưởng của COVID-19” – bà Nguyễn Thị Kim Dung – Giám đốc Siêu thị Co.opmart Hà Nội cho biết.

Tại nhiều siêu thị lớn khác như Big C, MM Mega Market Việt Nam, Vinmart, BRG Mart… Để thu hút người dân mua sắm, hầu hết các siêu thị đều áp dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Trong đó, Saigon Co.opmart cùng với việc giảm giá nhiều mặt hàng. Saigon Co.opmart giảm giá thịt lợn đến 30%. MM Mega Market Việt Nam cũng giảm giá các sản phẩm tươi sống. Gồm: Thịt lợn xay giảm đến 16%. Giảm giá rau củ quả đến từ Đà Lạt. Như bắp cải trái tim, ớt chuông vàng, cà chua cherry, khoai lang tím… giảm 13%. Trái cây như bưởi, dưa hấu, nhãn xuồng… giảm đến 17%. Hải sản như cá diêu hồng giảm 15-20%…

Kích cầu ở người dân

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, tình trạng thắt chặt chi tiêu của người dân; là dấu hiệu suy giảm tổng cầu do người dân phải thực hiện “tại chỗ”. Nhằm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19. Nhằm kích thích tổng cầu tăng mạnh làm chỗ dựa đầu tư; điều đầu tiên là cần đẩy mạnh các biện pháp. Để dịch bệnh được kiểm soát sớm giờ nào hay giờ đó.

Để làm được điều này, cần tăng tốc tiêm chủng cho người dân. Đồng thời, cần dỡ bỏ các “rào cản” gây khó khăn cho việc di chuyển. Thúc đẩy kết nối, sôi động hoá thị trường để tăng cầu sản xuất và tiêu dùng.

Kích cầu ở người dân
Kích thích tổng cầu tăng mạnh

“Mở cửa rộng các địa phương an toàn, linh hoạt biện pháp theo hướng tạo điều kiện để sản xuất doanh nghiệp, hộ gia đình các nhu cầu cá nhân được phát huy. Các trường học cần chuyển sang học offline (tập trung), chợ, trung tâm, nhà hàng, điểm du lịch, khu vui chơi… cần khôi phục, cho hoạt động trở lại” – PGS TS Nguyễn Thường Lạng nhấn mạnh.

Các gói kích thích kinh tế

Gói kích thích kinh tế giai đoạn tới phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả, kịp thời, bảo đảm ổn định. Hỗ trợ thì phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực có khả năng phục hồi.

“Mục tiêu của gói chính sách đó là kích cầu đầu tư, sản xuất, an sinh xã hội. Nhưng không kiểm soát tốt, thiếu đồng bộ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ. Nên khi hỗ trợ lãi suất lớn, tiền không chảy vào sản xuất. Mà chảy vào chứng khoán, bất động sản… Hậu quả là lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận lại gói kích cầu năm 2009.

Bộ trưởng cũng thừa nhận, gói kích thích kinh tế này cũng có rất nhiều hạn chế, bất cập; mà chúng ta cần phải rút kinh nghiệm. Đó là chính sách mới chủ yếu tập trung về phía cung, doanh nghiệp rất khó khăn về đầu ra. Chúng ta hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận được đầu ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *