Đà bán ròng của khối ngoại liên tục tăng lên, dù có xen kẽ ở một vài phiên khối ngoại quay trở lại mua ròng, nhưng xét về tổng chung vẫn là bán ngày càng nhiều hơn. Tỷ lệ sở hữu vốn hoá của khối ngoại ở trên tổng vốn hoá toàn thị trường đã giảm mạnh xuống còn 16% – 17%. Các nhà đầu tư đã “quá quen” với việc khối ngoại xả hàng, nên việc có bán thêm thì cũng không có nhiều tác động cho thị trường. Thị trường hiện nay vẫn được nâng đỡ chủ yếu bởi những nhà đầu tư cá nhân trong nước.
Lo ngại về một đợt điều chỉnh mạnh
Áp lực xả hàng của khối ngoại giảm mạnh so với phiên đầu tuần khi giá trị bán ròng còn 60 tỷ đồn. Nhưng vẫn chưa thể dứt mạch 7 phiên liên tiếp.Phiên giảm nhẹ đầu tuần cùng thanh khoản lên cao trong một tháng ruỡi trở lại đây. Làm dấy lên lo ngại về một đợt điều chỉnh mạnh. Nhất là khi mùa công bố kết quả kinh doanh quý III sắp kết thúc.
Điều này thể hiện qua việc VN-Index giảm mạnh ngay đầu phiên hôm nay (26/10). Có phần lớn thời gian vận động dưới tham chiều. Thị trường chỉ khởi sắc khoảng nửa tiếng trước phiên ATC khi dòng tiền tham gia mua ở vùng giá thấp giúp nhiều mã đảo chiều từ giảm thành tăng. Kéo theo VN-Index từ vùng 1.380 điểm lên đóng cửa sát mốc 1.392 điểm.
Chỉ số đại diện cho sàn chứng khoán TP HCM tăng hơn 6 điểm so với tham chiếu. Nhờ sự thăng hoa của các cổ phiếu thép, dầu khí; công nghệ thông tin và ngân hàng thuộc rổ VN30. HPG đóng góp cho VN-Index 1,4 điểm khi tăng 5,1%; kế tiếp là GAS 0,9 điểm, FPT, MBB và VIB đóng góp 0,3-0,5 điểm.
Thanh khoản đạt 21.027 tỷ đồng, giảm hơn 6.000 tỷ đồng so với phiên hôm qua. Dòng tiền tập trung chủ yếu vào nhóm bất động sản và nguyên vật liệu, sau đó mới đến tài chính và công nghiệp. Tính riêng cổ phiếu thì HPG đứng đầu với khoảng 1.600 tỷ đồng. Gần bằng giá trị giao dịch hai cổ phiếu đứng sau là TCB và KBC cộng lại.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn miệt mài xả hàng phiên thứ bảy liên tiếp. Giá trị mua vào hôm nay là 952 tỷ đồng. Trong khi bán ra 1.012 tỷ đồng. HPG, NLG, VRE và VNM là những cổ phiếu có giá trị bán ra nhiều nhất.
Buổi sáng, thị trường có gần 310 cổ phiếu giảm thì đến lúc đóng cửa chỉ còn 210 mã. Thay vào đó, số lượng cổ phiếu tăng chiếm ưu thế với 216 mã và còn lại giữ nguyên tham chiếu. Thép và chứng khoán là hai ngành có tỷ lệ cổ phiếu tăng nhiều nhất. Trong khi ngân hàng, bất động sản và dầu khí tiếp tục phân hoá mạnh. Trên sàn chứng khoán Hà Nội, HNX-Index hôm nay tăng gần 2 điểm còn UPCoM-Index tăng chưa đến 1 điểm. Thanh khoản cộng lại đạt hơn 4.200 tỷ đồng.
Ảnh hưởng tới thị trường
Như vậy, việc khối ngoại xả hàng, bán ròng không còn là mối đe doạ tới thị trường. Nhưng không thể tác động nhiều tới tâm lý của nhà đầu tư cá nhân trong nước. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rõ hơn về câu chuyện bán ròng liên tục của khối ngoại trong thời gian qua.
Theo bà Tạ Thanh Bình – Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, khối ngoại bán ròng chứ không phải hoàn toàn rút ròng vốn ra khỏi Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cổ phiếu nhưng có xu hướng tăng mua trái phiếu và giữ tiền mặt để chờ đầu tư tiếp.
Dù nhà đầu tư nước ngoài có rút vốn, nhưng giá trị rút vốn lũy kế từ đầu năm 2021 đến nay chỉ chiếm 0,8% tổng giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài, không quá lo ngại. Tất nhiên, ngành chứng khoán vẫn đang nỗ lực nâng hạng để đón chào các nhà đầu tư quốc tế.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi về đầu tư chứng khoán.