Vừa qua là khoảng thời gian mà những đứa trẻ mồ côi ở Mỹ sẽ được nhận nuôi. Việc này có lẽ sẽ khó khăn hơn với những trẻ da màu; vì rất ít người muốn nhận chúng làm con nuôi. Vì thế, cảnh sát trưởng Daniel Hahn đã có một câu chuyện từ chính bản thân mình; nhằm khích lệ những đứa trẻ này. Bản thân ông là người da màu và cũng được nhận nuôi; thời điểm mà màu da khác biệt còn có quá nhiều xa lạ và gây nhiều tranh cãi. Câu chuyện của ông đã truyền thêm hy vọng và cả niềm tin cho những đứa trẻ và người nhận nuôi. Hãy cùng cvhigh.com tìm hiểu thêm về câu chuyện tràn đầy yêu thương gia đình này nhé!
Mở đầu lời khích lệ của vị cảnh sát trưởng
Tháng 11 hàng năm là “Tháng nhận con nuôi quốc gia” của Mỹ. Tại đây, những đứa trẻ tại các cơ quan phúc lợi sẽ được nhiều người tới nhận nuôi. Tuy nhiên, không phải hầu hết các đứa trẻ; đặc biệt là những trẻ da màu. Một cảnh sát trưởng ở thủ phủ Sacramento thuộc bang California đã chia sẻ về thân thế; cũng như quá trình trưởng thành của ông với mong muốn khích lệ những đứa trẻ được nhận làm con nuôi.
Theo tờ Epoch Times tiếng Anh, ông Daniel Hahn là cảnh sát trưởng da màu đầu tiên trong lịch sử của thành phố Sacramento. Mẹ của ông Daniel là người da trắng; còn bố của ông là người Mỹ gốc Phi. Vì mẹ ông không muốn gia đình cười nhạo màu da ngăm đen của con trai; nên ông đã bị gửi đi nơi khác ngay từ khi mới được 3 tháng tuổi.
Ông Daniel nói với truyền thông rằng những gì mà ông đã trải qua trong đời chính là phiên bản thu nhỏ của xã hội này. “Tôi bị vứt bỏ từ khi ra đời. Sau này may mắn được bố mẹ nuôi tốt bụng yêu thương; họ đã hy sinh mọi thứ cho tôi” – Ông chia sẻ. Đôi vợ chồng da trắng là ông bà Hahn đã nhận nuôi ông Daniel. Kể từ đó, gia đình đặc biệt này đã viết nên câu chuyện vượt qua ranh giới chủng tộc và màu da.
Đứa trẻ da màu lớn lên trong gia đình da trắng
Ông Daniel kể về bố mẹ nuôi rằng: “Mẹ nuôi của tôi là kiểu người mà trông có vẻ như sẽ không bao giờ nhận nuôi một đứa trẻ da màu. Bà ấy sinh ra và lớn lên tại một nông trại nhỏ ở bang Minnesota. Bà chưa từng gặp người da màu khi còn nhỏ. Bố nuôi của tôi cũng vậy. Ông ấy sinh ra tại một thị trấn nhỏ ở bang Nebraska. Đó cũng không phải là nơi có nhiều thành phần cư dân sinh sống. Ban đầu, mẹ nuôi không quyết định nhận nuôi tôi; chính bà ngoại của tôi đã khích lệ bà ấy. Sau này họ đã thật sự nhận nuôi tôi; tuy đã có 2 người con khác, nhưng họ luôn xem tôi là thành viên thực sự trong gia đình”.
Bố nuôi của ông Daniel qua đời khi ông 5 tuổi, kể từ khi đó mẹ nuôi của ông đã một mình nuôi nấng 3 người con. Vậy nên cuộc sống gia đình rất vất vả. Bây giờ khi mà ông Daniel đã thành đạt và có gia đình. Ông cũng đã trở thành bố của 2 đứa con. Nhưng khi nhớ về những năm 1960, ông vẫn không khỏi cảm thấy xúc động trước sự vĩ đại của mẹ nuôi.
“Vào thời điểm đó, rất ít ai nhận nuôi người da màu; tôi thật sự rất may mắn. Thật ra thì trẻ em không cứ phải lớn lên trong một gia đình có cùng màu da; điều quan trọng nhất đối với trẻ chính là tình yêu thương”.
Cái kết mở cho những đứa trẻ được nhận nuôi
Theo số liệu của Trung tâm Luật Thanh Thiếu niên Mỹ, tình hình nhận con nuôi hiện nay không mấy khả quan. Nhiều trẻ em phải đợi vài năm tại các cơ sở phúc lợi. Trong lúc đó, hơn 90% trong số này có thể sẽ phạm tội và phải ngồi tù. Điều này một phần cũng là do thiếu đi tình yêu thương từ gia đình.
Theo lời ông Daniel, dù cho trẻ em sẽ không còn được tiếp tục sống tại các cơ sở phúc lợi sau 18 tuổi; nhưng “bạn sẽ luôn tìm được một gia đình phù hợp dành cho mình”. Câu chuyện của chính ông đã chứng minh rằng việc nhận nuôi là điều mang lại sức mạnh rất to lớn; có thể vượt qua cả ranh giới sắc tộc. Ông chia sẻ rằng: “Tôi cần cho mọi người biết điều này”.
Ông Daniel đã chia sẻ những bức ảnh chụp cùng bố mẹ nuôi vào ngày kỷ niệm 50 năm được nhận nuôi. Mẹ nuôi của ông – bà Mary Hahn – đã qua đời vào năm 2018. Ông viết: “50 năm trước, chính bố mẹ đã cứu mạng tôi. Bố mẹ không chỉ nhận nuôi; mà còn cho tôi một gia đình ấm áp. Tôi đã không làm được gì để đền đáp cho họ. Tôi cũng rất biết ơn những người đã và đang nhận con nuôi. Cảm ơn các bạn!”