Những tầng lớp ý nghĩa trong bộ phim “trò chơi con mực”

Bộ phim “Trò chơi con mực” đã trở thành một cơn sốt trong cộng đồng mạng gần đây. Những trò chơi dân gian của Hàn Quốc trong phim đã được tạo ra thành nhiều phiên bản khác nhau; nhằm đem lại sự giải trí và hài hước cho người xem. Tuy nhiên, nội dung chính của bộ phim là muốn khắc họa rõ nét về sự “tận cùng” của con người; đặc biệt là những người nghèo không lối thoát. Sự đấu tranh, các thủ đoạn nhẫn tâm, lòng tham xen lẫn với lòng nhân từ, sự bao dung và vị tha của những người chơi. Tất cả đều cho thấy được một xã hội thu nhỏ; nơi mà mọi người cùng làm việc để sống và tồn tại. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về những tầng lớp ý nghĩa của bộ phim này nhé!

Trò chơi con mực (Squid Game)

Không chỉ thành công với những bộ phim ngôn tình lãng mạn; nền điện ảnh Hàn Quốc còn thuyết phục người xem bởi những thước phim phản ánh thực tế xã hội. Trước đây là bộ phim khắc họa rõ nét về sự khác biệt giàu nghèo, “Ký sinh trùng” – Parasite; và mới đây là bộ phim sinh tồn kể về những con người nghèo khổ tận đáy xã hội, “Trò chơi con mực” – Squid Game.

"Trò chơi con mực" bắt nguồn từ Seong Gi-hun (Lee Jung-jae đóng), một người nghiện cờ bạc và chìm ngập trong nợ nần

Tóm tắt phim

“Trò chơi con mực” bắt nguồn từ Seong Gi-hun (Lee Jung-jae đóng), một người nghiện cờ bạc và chìm ngập trong nợ nần. Anh “khát tiền” đến mức không ngần ngại chấp nhận lời đề nghị của một kẻ bí ẩn; với hứa hẹn về cuộc chơi với phần thưởng đủ để đổi đời. Tại đây, họ sẽ cùng nhau chơi những trò chơi dân gian của trẻ em Hàn Quốc, như: hoa dâm bụt nở; kéo co; bắn bi;…, nhưng người thua cuộc sẽ bị giết chết một cách thảm thương. Đổi lại người chiến thắng sẽ nhận về số tiền khổng lồ 45,6 tỷ won.

Nhân vật trong phim

Những người chơi trong Squid Game có xuất thân khác nhau; hoàn cảnh khác nhau; độ tuổi khác nhau; giới tính khác nhau; và tính cách lại càng khác nhau. Và sự tàn nhẫn trong “trò chơi con mực” đã buộc phần “con” trong họ lấn át phần “người”. Một số nhân vật tiêu biểu như:

  • Gi Hoon: là một người hiền lành, có đôi chút khờ khạo, tin người và tốt bụng
  • Sang Woo: là người có học thức cao, thông minh, lý trí
  • Kang Sae Byeok: lại là cô gái lạnh lùng, luôn ở trạng thái đề phòng
  • Ali: một cậu thanh niên nước ngoài khờ khạo, cả tin
  • Oh Il Nam: cụ ông yếu ớt, đãng trí nhưng giàu kinh nghiệm
  • Jang Deok Soo: một tên đầu gấu, thích dùng bạo lực
  • Han Mi Nyeo: một bà thím ba hoa, chiêu trò và muốn bám vào kẻ mạnh…

Bộ phim “trò chơi con mực” dạy chúng ta điều gì về cuộc sống?

Bị dồn vào đường cùng con người sẽ mạo hiểm cả tính mạng

Những người được chọn tham gia Squid Game đều là những con nợ; những kẻ túng quẫn cùng cực trong xã hội. Và “trò chơi con mực” chính là cơ hội đổi đời của họ; tuy nhiên cái giá phải trả của họ lại chính là mạng sống của mình.

Hơn 90% người từng rời bỏ cuộc chơi đã quyết định quay trở lại
Hơn 90% người từng rời bỏ cuộc chơi đã quyết định quay trở lại

Trong tập 1, khi biết người thua sẽ bị giết, hơn phân nửa số người chơi đã chọn dừng; và trò chơi kết thúc theo luật chơi thứ 3. Thế nhưng, khi quay về cuộc sống hằng ngày, những con người này lại tiếp tục quẩn quanh với những gánh nặng tiền bạc; gia đình; con cái;…, có thể nói như là trở về với địa ngục. Và rồi, trò chơi con mực một lần nữa được mở lại; và có hơn 90% số người đã từng tham gia chọn quay lại. Dù biết rằng đây là trò chơi bán mạng, cơ hội chiến thắng gần như bằng 0; nhưng họ thà quay lại đây còn hơn tiếp tục cuộc sống như vậy.

Xã hội vốn không công bằng

Dù cho thủ lĩnh trò chơi luôn miệng nhắc đến hai chữ công bằng; và nói muốn tất cả mọi người đều nhận được cơ hội như nhau. Nhưng rõ ràng phụ nữ và người già đã sớm bị loại ở những phần thi đội nhóm. Chẳng ai muốn giúp đỡ hoặc muốn đội của mình yếu kém hơn vì có phụ nữ và người già. Thậm chí trong quá trình chia đội, một người chơi đã khinh khỉnh khi nói về phụ nữ “Vì sao phụ nữ được sinh ra từ xương sườn của người đàn ông?”. Dù trong môi trường nào đi nữa thì luôn có những sự phân biệt vô hình.

Phần “con” luôn tồn tại trong chúng ta

Là sinh viên danh giá trường đại học Seoul và là niềm tự hào trong xóm, Sang Woo cũng đã 3 lần đẩy đối thủ của mình vào cái chết. Gi Hoon tốt bụng, giúp người quên thân; cũng lừa một ông già đãng trí để chiếm đoạt số bi và ích kỷ giành giật sự sống cho mình.

Đứng trước bờ vực sinh tử và lòng tham, bằng đủ mọi cách, người chơi trong Squid Game không từ thủ đoạn để loại bỏ đối phương. Tuy nhiên, điều đó đã không hoàn toàn là tuyệt đối. Có lẽ đứng trước sự sống còn con người ta mới buộc trở nên thủ đoạn và đê hèn để có thể sinh tồn; còn đồng tiền dù giá trị đến đâu cũng không thể sai khiến con người trở nên máu lạnh và tàn nhẫn với đồng loại.

Dẫn chứng là ở trò chơi cuối cùng mực ống, dù đã giành chiến thắng, Gi Hoon chọn dừng cuộc chơi từ bỏ lòng tham 45,6 tỷ won. Anh muốn giữ lại mạng sống cho người em cùng xóm Sang Woo. Và ở cuộc cá cược của Gi Hoon với trùm cuối và cụ ông Oh Il Nam đã tự hỏi: “Người đàn ông gục bên đường giữa đêm tuyết rơi giá lạnh liệu có nhận được giúp đỡ từ những người đi đường hay không?”. Và Gi Hoon đã chiến thắng, người đi đường đã cứu giúp anh ta.

Niềm vui của người giàu – người nghèo

Cuộc gặp gỡ cuối phim giữa "trùm cuối" cụ ông Oh Il Nam và nam chính Gi Hoon
Cuộc gặp gỡ cuối phim giữa “trùm cuối” cụ ông Oh Il Nam và nam chính Gi Hoon

Ở cuối phim, “trùm cuối” cụ ông Oh Il Nam đã nói với Gi Hoon: “Cậu có biết người không có tiền và người có quá nhiều tiền giống nhau ở điểm nào không? Đó là cuộc sống không có niềm vui”.

Dù mua gì, ăn gì, uống gì thì đến cuối cùng cũng sẽ thấy chán. Do vậy, những con người quá nhiều tiền không có niềm vui trong cuộc sống đó đã tập hợp lại và nghĩ ra “Trò chơi con mực”. Họ xem những người không có tiền như những con ngựa trong cuộc đua ngựa mà cá với nhau; và lấy đó làm trò mua vui. Và những người nghèo đã “đâm đầu” vào đó, từ bỏ tính mạng và bỏ cả cái tôi của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *