Những năm gần đây, số người có lựa chọn lối sống độc thân dường như đang ngày càng nhiều. Chẳng phải vì họ không có người theo đuổi mà bởi vì họ thích sống như vậy. Đây là hiện tượng mà hiện các nhà xã hội học rất quan ngại. Vì nó không còn là sở thích cá nhân mà khi nhìn ở tầm vĩ mô, nó gây ra những hậu quả khôn lường đến cho xã hội hiện đại. Làm bao nhiêu thụ hưởng bấy nhiêu chính là xu hướng của những người độc thân Trung Quốc, khiến cho đất nước này hình thành nên 1 khái niệm mới “nền kinh tế độc thân”.
Theo nhiều nhà xã hội học, xu hướng độc thân thì trước hết là do kinh tế phát triển, và đời sống được nâng cao, phúc lợi xã hội đang ngày càng tốt hơn. Xưa nay nỗi lo lớn nhất của người cao tuổi đó là nếu không có gia đình, con cháu thì khi họ già yếu biết cậy nhờ ai?
Nhưng với những quốc gia phát triển, thì các viện dưỡng lão ngày càng nhiều nên điều đó không phải là vấn đề. Khi những nhu cầu cơ bản của con người như cái ăn, hay cái mặc không còn là những nỗi lo thường trực thì cái mà người ta quan tâm sẽ không phải là mức sống mà đó là chất lượng sống. Một cuộc sống có chất lượng là 1 cuộc sống an toàn, có nhiều niềm vui, và con người cảm thấy thoải mái, hạnh phúc.
Cuộc sống điển hình người độc thân ở Trung Quốc
Gọi đồ ăn trưa mang đến tận văn phòng, mua đồ ăn tối ở cửa hàng tiện lợi sau giờ làm; thử ăn thật ngon ở một nhà hàng vào tối thứ Sáu, đi leo núi vào cuối tuần… Là một phần cuộc sống bình thường của Yang Yang, cô gái độc thân tuổi 31. Cô có thu nhập hơn 10.000 tệ (khoảng 35 triệu đồng) mỗi tháng. Sau năm năm sống ở Bắc Kinh. “Nhưng tôi chẳng tiết kiệm được đồng nào”, cô nói. Cuộc sống của cô là điển hình của một thanh niên độc thân ở Trung Quốc.
Theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). 40% người độc thân ở các thành phố lớn rơi vào tình trạng “moonlight clan”. Chưa hết tháng đã hết tiền. Phần lớn trong số họ làm công ăn lương. Ở các thành phố có mức thu nhập thấp hơn. Tỷ lệ thanh niên “moonlight clan” tăng mạnh. 76% thanh niên độc thân ở các thành phố hạng bốn.
Theo dữ liệu được công bố bởi công ty phân tích dữ liệu Nielsen. 42% người độc thân chi tiêu để tự nuông chiều bản thân. Số người trưởng thành độc thân năm 2018 ở Trung Quốc là 240 triệu người. Hơn 77 triệu trong số đó sống một mình.
“Những người này không hỗ trợ cha mẹ và con cái. Họ chủ yếu chi tiêu cho bản thân để thỏa mãn chính mình”. Yin Zhichao, trưởng khoa Tài chính tại ĐH Kinh tế và Kinh doanh thủ đô, nói. Họ bỏ tiền để có được chỗ thư giãn nhanh chóng, một bộ phim, một bữa ăn yêu thích.
Sẵn sàng bỏ tiền để tìm chỗ dựa tình cảm
Mỗi năm, Yang thường có kỳ nghỉ dài khoảng hai tuần và một kỳ nghỉ ngắn. Cô đến bãi biển ở Tần Hoàng Đảo, Hà Bắc vào một ngày cuối tuần của tháng 11. Để ngắm hoàng hôn và chiêm ngưỡng kiến trúc. Vào dịp quốc khánh, cô đến Gannan, thuộc Cam Túc thưởng ngoạn cảnh đẹp.
Yang đang lên kế hoạch đến Thành Đô, Tứ Xuyên thử món cay hấp dẫn trong dịp lễ vào tháng 5. “Lợi thế khi đi du lịch một mình là bạn có thể đi ngay khi quyết định. Mọi thứ hoàn toàn thuận lợi và chủ động, từ thời gian; điểm đến, lộ trình, khách sạn, đồ ăn…”, cô nói.
Yang thường chi 8.000 tệ (hơn 28 triệu đồng) cho một chuyến đi dài và 1.000 tệ (3,5 triệu đồng) cho chuyến đi ngắn. Cô cho biết, chỉ làm việc để kiếm tiền và tiêu theo ý muốn. Là một phụ nữ độc thân, cô không phải chu cấp cho gia đình, không bao giờ tiết kiệm tiền ăn uống. Yang thích đi du lịch để tự hưởng thụ.
Những người độc thân cũng sẵn sàng bỏ tiền để tìm chỗ dựa tình cảm. Theo báo cáo của CCTV, hơn 70% người sinh năm 1980 và 1990 có nuôi thú cưng và hầu hết họ đều độc thân.
Một phụ nữ độc thân 31 tuổi, Gao Min, đang sống ở Bắc Kinh, nuôi mèo được hơn một năm. Ở nhà trong thời gian giãn cách, Gao chỉ biết nói chuyện với bốn bức tường nên cần một người bạn an ủi và đồng hành. Gao chi tới 200 tệ mỗi tháng cho con mèo.
Sản phẩm dịch vụ quan tâm đến những người độc thân
“Nền kinh tế độc thân” phát triển nên nhiều doanh nghiệp quyết định chuyển đổi để phù hợp với đối tượng khách hàng này. Nhiều nhà hàng thiết kế bàn đơn, chỗ ngồi riêng biệt để thu hút khách hàng độc thân.
Yang cho biết rất vui khi nhiều nhà hàng để tâm đến những người độc thân, gợi ý cho họ những phần ăn nhỏ. “Dù chỉ một mình nhưng tôi được ăn nhiều món mà không lo để thừa”, cô nói.
Không chỉ dịch vụ ăn uống, ngành thiết bị gia dụng cũng điều chỉnh các sản phẩm thành các phiên bản và công suất nhỏ, nhưng đa chức năng, hình thức bắt mắt.
Trí tuệ nhân tạo cũng bắt nhịp với “nền kinh tế độc thân”. CCTV cho hay, thị trường loa thông minh với tính năng trò chuyện thông minh có doanh số bán hàng bùng nổ. Đơn đặt hàng đạt 45,89 triệu đơn vị trên toàn quốc, với mức tăng trưởng hàng năm là 109,7% vào năm 2019.
Đọc thêm nhiều bài viết mới tại cvhigh.com