Tổng hợp các thực phẩm dành cho người bị viêm hô hấp trên

Đường hô hấp trên bao gồm các cơ quan như xoang, đường mũi, hầu và thanh quản. Các cơ quan này sẽ dẫn khí từ môi trường bên ngoài vào phế quản và đến phổi để quá trình hô hấp diễn ra. Viêm đường hô hấp trên là tình trạng nhiễm trùng của một hoặc nhiều cơ quan trên. Khi các bộ phận khác nhau bị viêm sẽ có những tên gọi khác nhau như viêm xoang, viêm họng hạt, viêm phế quản, viêm thanh quản…

Triệu chứng bệnh Viêm đường hô hấp trên

Thông thường, triệu chứng của viêm đường hô hấp trên là kết quả của các chất độc tiết ra bởi tác nhân gây bệnh cộng với đáp ứng viêm của hệ miễn dịch. Các triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng hô hấp trên bao gồm:

  • Nghẹt mũi
  • Chảy nước mũi
  • Hắt hơi
  • Đau rát họng
  • Đau khi nuốt
  • Ho
  • Mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, sốt cao

Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: khó thở, đau vùng xoang, ngứa mắt chảy nước mắt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy.

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên thường kéo dài từ 3 đến 14 ngày, nếu dài hơn có thể gợi ý đến các bệnh khác như viêm dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản.

Đối với viêm thanh quản do virus, bệnh nhân sẽ bị khan tiếng hoặc mất tiếng do dây thanh âm bị viêm nhiễm, phù nề.

Viêm đường hô hấp trên thường lui dần sau 5-6 ngày, có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần. Mặc dù là các bệnh viêm đường hô hấp trên có triệu chứng không nặng nhưng lại là một trong các nguyên nhân khiến bệnh nhân phải nghỉ học, nghỉ lao động. Nếu đồng nhiễm với viêm đường hô hấp dưới, tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn do 2 bệnh tự làm nặng lẫn nhau, có nguy cơ dẫn đến tử vọng. Ngoài ra ở các bệnh nhân viêm đường hô hấp thể nặng, vi khuẩn có thể gây ra một vài biến chứng đe dọa tính mạng như viêm não, viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp.

Những thực phẩm nên ăn

Trái cây và rau xanh là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe

Trái cây và rau xanh
Trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Chất oxy hóa có trong các loại rau củ và trái cây có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể chống lại sự tấn công của bệnh tật, trong đó có các bệnh lý viêm đường hô hấp.

Đặc biệt, ăn nhiều các loại trái cây, rau quả có nhiều màu sắc như ớt chuông đỏ, ớt chuông vàng, cà chua, củ cải đường, cà rốt, đu đủ, lựu… cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, làm cho hệ miễn dịch ngày càng tốt hơn.

Rau củ cũng là nguồn cung cấp vitamin C phong phú, giúp cho đường hô hấp được sạch. Chống viêm và có lợi trong việc điều trị viêm đường hô hấp. Các loại rau củ có nhiều vitamin C như kiwi, cam, chanh, rau lá xanh, bông cải xanh…

Ngoài việc chế biến trái cây và rau củ theo cách nấu nướng thường ngày thì làm salad hay nước ép, xay sinh tố… Đều đem lại giá trị dinh dưỡng cao.

Thực phẩm giàu chất đạm sẽ giúp cơ thể duy trì hệ miễn dịch

Một chế độ ăn đủ đạm sẽ giúp cơ thể duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và nhanh lành bệnh. Chất đạm có nhiều trong các loại thực phẩm như: Thịt, cá, trứng, sữa, và các loại đậu/đỗ.

Mỗi người cần ăn 5-6 phần đạm/ngày. Mỗi phần đạm tương đương 40g thịt/cá/tôm; 1 quả trứng gà/vịt, 1 bìa đậu phụ, 1 cốc sữa.

Nên phối hợp đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, bổ sung chất đạm từ cả nguồn động vật. Và thực vật cung cấp cho cơ thể mỗi ngày.

Uống nước

Uống nhiều nước giúp hạn chế khô cổ, làm loãng đờm để dịch đờm được tống xuất ra ngoài dễ dàng hơn. Duy trì bổ sung đều đặn 2 – 3 lít nước mỗi ngày, bao gồm: nước lọc; trà, sữa, nước ép trái cây, canh rau sẽ giúp mau khỏi bệnh.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã có biến chứng tâm phế mạn thì cần bổ sung nước vào cơ thể theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Tỏi có tính kháng khuẩn và kháng virus

Tỏi có tính kháng khuẩn và kháng virus
Tỏi có tính kháng khuẩn và kháng virus

Tỏi là gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Tỏi có tính kháng khuẩn và kháng virus mạnh mẽ. Nên rất hiệu quả trong phòng và trị các bệnh viêm đường hô hấp.

Ngoài việc sử dụng tỏi như một gia vị trong việc xào, nấu các món ăn. Nếu có thể chịu được vị hăng và cay, có thể ăn tỏi sống thay vì chế biến. Đây cũng là cách tốt để tăng miễn dịch, ngừa cảm cúm.

Ngoài ra có thể sử dụng nước ép tỏi tươi để nhỏ mũi hàng ngày cũng có tác dụng ngừa cảm cúm rất tốt. Hoặc làm siro tỏi ngâm mật ong hay rượu ngâm tỏi cũng giúp nâng cao miễn dịch, phòng chống bệnh tật.

Gừng chứa các hợp chất kháng virus

Cũng giống như tỏi, gừng có chứa các hợp chất kháng virus. Nên có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa cũng như điều trị hiệu quả các bệnh về đường hô hấp, long đờm, kháng viêm… Ngoài ra, ăn gừng cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên.

Có thể dùng gừng để làm gia vị cho các món ăn hàng ngày. Ngâm gừng với mật ong hay pha trà gừng uống mỗi ngày cũng sẽ rất hiệu quả.

Mật ong chứa hàm lượng lớn kháng viêm

Mật ong
Mật ong

Mật ong chứa hàm lượng lớn kháng viêm và kháng khuẩn. Được coi là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên tốt nhất giúp ngăn ngừa các virus, vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, mật ong cũng có tác dụng làm ấm và dịu cổ họng, giảm ho, long đờm hiệu quả. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi thì không nên sử dụng mật ong vì dễ gây ra ngộ độc.

Có thể sử dụng trà mật ong với ít nước cốt chanh, hay siro mật ong như: lá hẹ hấp mật ong; húng chanh hấp mật ong, quất (tắc) hấp mật ong. Nên uống vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để có công dụng tốt nhất.

Những thực phẩm cần tránh

  • Hạn chế lượng muối ăn vào vì sẽ gây giữ nước trong cơ thể và làm tăng gánh nặng cho tim. Không nên ăn các thực phẩm có nhiều muối (đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối sẵn…).
  • Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có gas, những thực phẩm dễ gây đầy bụng. Vì làm tăng thể tích dạ dày gây khó thở cho bệnh nhân (củ cải, ớt xanh, dưa cải, táo, ngô, hành tây, dưa chuột, dưa hấu…).
  • Hạn chế các thực phẩm chiên rán như khoai tây, thịt xiên nướng… là nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở khi ho.
  • Người bệnh viêm đường hô hấp không nên uống rượu và hút thuốc. Vì sẽ gây kích thích niêm mạc đường hô hấp, tạo ra viêm nhiễm, dẫn đến ho khạc, nhiều đờm…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *