Không còn giãn cách xã hội, nhu cầu đi chợ hộ giảm mạnh

Thời gian gần đây, nhu cầu đi chợ hộ của các hộ gia đình tại TP.HCM giảm mạnh, người dân có thể tự mua hàng bằng nhiều cách khác nhau. Ở thành phố lớn, có nhiều hình thức và phương pháp bổ sung để cung cấp hàng hóa, chẳng hạn như tăng điểm bán hàng, kéo dài giờ làm việc, cho phép kinh doanh nhiều loại thực phẩm hơn, tổ chức lực lượng người giao hàng và đặt đơn trực tuyến thông qua ứng dụng. Dự kiến ​​sau ngày 1/10, nhu cầu mua sắm hộ sẽ tiếp tục giảm do người dân đi lại thuận tiện hơn, hàng hóa lưu thông tốt. Mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bản tin thị trường này.

Tự đi mua hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn

“Đã một thời gian tôi, không còn mua hàng qua hình thức đi chợ hộ. Vì hiện mua thực phẩm qua mạng xã hội, các ứng dụng cũng đã dễ dàng hơn. Mình được lựa chọn từng món như ý thay vì mua combo. Phí giao hàng cũng ở mức tương đối mà thực phẩm lại được giao trong vòng vài tiếng”; đây là chia sẻ của chị Trần Thị Hà sống tại quận 4, TPHCM.

Hiện nay, ngoài các kênh mua sắm trực tuyến; người dân tại một số nơi cũng có thể đi chợ dã chiến tại quận 5, huyện Củ Chi. Người dân tại các khu vực thí điểm “bình thường mới”. Như quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ cũng được đi mua sắm hàng hóa thiết yếu 1 lần/tuần.

"Đi chợ hộ" không còn là xu hướng
Người dân thuận tiện tự mua hàng

Theo khảo sát của Lao Động, hiện số lượng hàng quán mở bán mang đi tại TPHCM đã nhiều hơn so với thời điểm thành phố cho kinh doanh trở lại. Cùng với đó, shipper hoạt động cũng đông hơn trước. Việc này cũng đã giúp người dân có nhiều lựa chọn và dễ dàng trong việc mua sắm.

Anh Đỗ Chiến Thắng (sống tại quận 5) cho hay: “Hiện số lượng hàng quán bán lại trên các ứng dụng khá nhiều từ những quán nhỏ đến quán có thương hiệu. Mình muốn ăn gì lên ứng dụng đặt, không nhất thiết phải tự nấu như trước”.

“Đi chợ hộ” không còn là xu hướng

Với nhiều hình thức, phương thức bổ trợ trong hoạt động cung ứng hàng hóa. Như tăng điểm bán, kéo dài thời gian hoạt động, cho phép thêm loại hình cung ứng thực phẩm; tổ chức lực lượng shipper, tổ chức đặt hàng trực tuyến thông qua các ứng dụng… Người dân TPHCM đã chủ động trong việc mua hàng dẫn đến nhu cầu đặt hàng; và lượng hàng hóa cung ứng cho người dân. Thông qua mô hình “đi chợ hộ” đang có xu hướng giảm dần.

Theo thống kê của Sở Công Thương TPHCM, lũy kế từ ngày 23.8 đến nay (35 ngày); tổng nhu cầu đăng ký “đi chợ hộ” là: 2.549.953 lượt hộ. Nhu cầu đăng ký trong 26.9 là 45.180 lượt hộ, giảm 4,7% (tương đương giảm 2.228 lượt hộ so với ngày hôm trước). Đây là mức nhu cầu đăng ký trong ngày thấp nhất kể từ khi bắt đầu triển khai chương trình (ngày 23.8 nhu cầu đăng ký đạt 51.188 lượt hộ).

Sở Công Thương dự kiến trong thời gian tới, theo lộ trình kế hoạch mở cửa trong điều kiện an toàn phòng, chống dịch của TPHCM (sau ngày 1.10), nhu cầu đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa sẽ được tạo điều kiện thông thoáng hơn, nhu cầu “đi chợ hộ” sẽ tiếp tục giảm, khả năng sẽ gây áp lực cục bộ lên các chợ đầu mối và hệ thống phân phối hiện đại trên địa bàn thành phố. Sở cũng xây dựng kế hoạch, phương án mở cửa hoạt động đối với các chợ truyền thống trên địa bàn.

Tỷ lệ “đi chợ trực tuyến”- Một dạng “đi chợ hộ” tăng cao

Dịch Covid-19 mở ra gợi ý về các kênh tiếp cận khách hàng. Cũng như là dịp để các doanh nghiệp, đơn vị bán lẻ phân tích kỹ hơn những việc cần làm; trong xu hướng công nghệ, chuyển đổi số ngày càng phát triển. Trong đó, các ứng dụng mua sắm online trên điện thoại thông minh, máy tính bảng… trở nên phổ biến hơn.

Tỷ lệ “đi chợ trực tuyến”- Một dạng "đi chợ hộ" tăng cao
Xu hướng giảm dần

Tại hội nghị trực tuyến Kết nối cung – cầu thức đẩy tăng trưởng kinh tế do Bộ Công thương phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức vào đầu tháng 10 vừa qua, đại diện của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen chia sẻ, người tiêu dùng đã chuyển dần sang xu hướng bán hàng đa kênh, tiếp cận nhiều kênh phân phối, mua sắm. Theo khảo sát của công ty, số người dùng kết hợp cả hình thức mua hàng online lẫn offline chiếm khoảng 66% trong thời gian qua.

Trước những tác động của dịch Covid-19, các sàn thương mại điện tử, ứng dụng giao hàng cũng có nhiều sự thay đổi trước thị hiếu mới của người tiêu dùng, thường xuyên cập nhật những “giỏ hàng” thời dịch. Đẩy mạnh triển khai các chương trình khuyến mãi, mã giảm giá, thanh toán không dùng tiền mặt… để kích cầu tiêu dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *