Sự hoàn hảo hay cầu toàn là điều mà nhiều người ngày ngày đang theo đuổi. Họ mong muốn mọi thứ phải theo ý của mình và phải hoàn toàn không có chút sai sót. Và ngay cả bản thân cũng không được phép mắc lỗi. Tuy nhiên, lối sống này ngày càng đẩy nhiều người vào sự mệt mỏi vì quá lo lắng. Thay vào đó, nghệ thuật sống Wabi-sabi của Nhật đã được đề cao. Lối sống này chấp nhận những điều không hoàn hảo; và tôn trọng những điều xảy ra tự nhiên. Điều này giúp cuộc sống trở nên “hoàn hảo” trong trải nghiệm và thường thức hơn. Hãy cùng chúng tôi đi tìm sự bất hoàn hảo trong cuộc sống của mình nhé!
Nghệ thuật Wabi-sabi
Định nghĩa
Trong văn hóa Nhật Bản có một truyền thống văn hóa cổ xưa nổi tiếng với tên gọi là: Wabi-sabi. Đó là nghệ thuật của sự ‘bất toàn’ trong văn hóa Nhật Bản; tư tưởng về sự không hoàn hảo, là thẩm mỹ của những gì tự nhiên nhất. Hiểu một cách đơn giản, Wabi-sabi là một nghệ thuật của sự không hoàn hảo.
Wabi-sabi đã âm thầm tạo ảnh hưởng lớn tới nghệ thuật phương Tây đương đại. Nó giống như sử dụng gỗ, đồ gốm, các loại đồ ăn khác nhau trong các tạp chí về ẩm thực; những bức ảnh về những chiếc giường ngủ bừa bộn; hoặc giống như việc nhà thiết kế mất hàng giờ để khiến cho mọi thứ trở nên không hoàn hảo một cách chuẩn mực.
Ví dụ điển hình trong cuộc sống
Tuy vậy, chủ nghĩa hoàn hảo hiện nay đang ngày càng chiếm ưu thế. Thực tế theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Psychological Bulletin do Thomas Curran tiến hành cho thấy: sinh viên phương Tây hiện nay có mức độ cầu toàn cao hơn so với những sinh viên khóa trước đó.
Cầu toàn hiện diện từ điểm số ở trường tới mục tiêu về lương thưởng và những tham vọng cuộc sống. Điều đó có nghĩa chúng ta đang đặt ra những mục tiêu không hiện thực; và gây ra những vấn đề không tốt cho tinh thần. Đó là lý do tại sao bạn hãy xem xét kỹ lưỡng về sự hoàn hảo và cảm ơn cả những điều chưa hoàn hảo mà bản thân đang sở hữu. Việc đặt ra các tiêu chuẩn cao cũng tốt, nhưng nếu để bản thân bị nó ám ảnh mà sinh ra những lo lắng quá mức về mặt tinh thần. Thay vì phải trở thành người vĩ đại thì riêng việc hoàn hảo cũng rất khó để đạt được.
Mặt tích cực của Wabi-sabi trong cuộc sống
Cảm xúc không bị đè nén
Nhà tâm lý học Curren nói với CNN: “Những người theo đuổi sự hoàn hảo luôn mang theo nhiều gánh nặng về cảm xúc hơn so với những người khác; và nó đến từ việc họ luôn luôn cố gắng để trở nên hoàn hảo”. Về cơ bản, trở nên hoàn hảo không hề dễ dàng, mà thường rất nặng nề khiến người ta dễ kiệt sức. Họ sẽ thường cảm thấy khó chịu với những điều không hoàn hảo; tuy nhiên, lại không thể chia sẻ điều đó với ai, vì không phải ai cũng hiểu được. Và dần dần sự đè nén cảm xúc đó sẽ khiến bạn kiệt sức thay vì sự bất hoàn hảo.
Vượt qua sai lầm dễ dàng
“Với một người hoàn hảo, sai lầm là một điều gì đó thật kinh khủng. Dù là đối với cảm nhận về bản thân hay là cảm xúc của họ”, Curren cho hay. Sai lầm cũng có thể là một trong những bài học tốt nhất. Thay vì kết tội chúng, bạn hãy nhìn nhận một cách khách quan đối với những sai lầm. Từ đó coi nó như một món quà để chúng ta tự cải thiện bản thân. Hay nói đúng hơn là học hỏi tư những sai lầm của mình.
Cuộc sống thoải mái hơn
Khi tâm trí chúng ta không phải đặt 100% vào việc làm mọi thứ trở nên hoàn hảo; thì nó sẽ còn chỗ dành cho những cảm nhận hạnh phúc của chúng ta trong mỗi việc làm. Ví dụ như: việc nướng một chiếc bánh có thể là một việc làm cực kỳ vui thích. Nhưng nếu bạn quá quan tâm về việc có một chiếc bánh hoàn hảo, mềm mịn không tì vết; thì niềm vui khi làm bánh sẽ không tồn tại. Sự lo lắng trong suốt quá trình sẽ khiến bạn cảm thấy bức bối; và nếu bánh không ra thành quả như mong muốn bạn dễ cáu bẳn với bản thân hơn. Vì vậy, thay vì sốt ruột trong suốt thời gian nướng bánh thì hãy lò nướng làm việc của nó.
Hiệu quả công việc nâng cao
Một số nhà tâm lý đã theo dõi và thấy rằng chủ nghĩa hoàn hảo thực chất cũng không hề hoàn hảo. Tiến sỹ tâm lý học Adrian Furnham của tờ Psychology Today viết: “Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo tự thấy mình dễ bị tổn thương; thường bị ám ảnh bởi sự thất bại lâu dài; thiếu quyết đoán và gặp nhiều thất bại”. Và ông cũng nói thêm rằng những người hoàn hảo thường kém năng động và ít động lực.
Lòng tự trọng được tăng cường
Ông Furham cũng nói rằng những người tập trung vào sự hoàn hảo thường có xu hướng có lòng tự trọng thấp. Họ thường xuyên cảm thấy tội lỗi và đi cùng đó là sự xấu hổ và tự hủy hoại bản thân. Những người có ít lòng tự trọng có xu hướng tìm kiếm sự hoàn hảo; hoặc sự hoàn hảo bổ sung cho việc thiếu lòng tự trọng này. Điều này không chắc chắn, nhưng những người tự tin khác thì họ đều là những người không xấu hổ về việc không hoàn hảo.
Cuộc sống hạnh phúc hơn
Khi chúng ta sống một cách khó khăn để hướng tới mục tiêu khó đạt được, tâm trí và cơ thể chúng ta có lẽ sẽ bỏ lỡ đi những khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc sống. Bởi chúng ta luôn bận rộn tập trung tâm trí và sức lực vào sự hoàn hảo. Việc gắng sức để trở nên giỏi giang hơn, tốt hơn, hoặc chỉ đơn giản là ‘ổn’ hơn,… thay vì trở nên hoàn hảo sẽ cho phép tâm trí thênh thang hơn. Bởi vậy, chúng ta tìm thấy nhiều điều tuyệt vời khác cũng như những thế mạnh ở bản thân. Và khi đó có thể tìm thấy niềm vui của việc không hoàn hảo.