Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến xu hướng mua sắm trực tuyến

Đại dịch Covid-19 đã thay đổi xu hướng tiêu dùng của người dân trên thế giới một cách đáng kể. Khi mà mọi hàng hóa đều có thể được người tiêu dùng mua trực tuyến một cách tùy thích. Trong năm 2020, khi đại dịch COVID-19 mới bùng phát mạnh mẽ, đã có hơn 2 tỷ người mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến. Cũng chính vì vậy, doanh số bán lẻ điện tử của thế giới đạt kỳ lục mới, vượt qua 4,2 nghìn tỷ USD. Theo Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển cho hay, hoạt động chi tiêu cho đồ gia dụng, nội thất, trang trí nhà cửa chiếm hơn 40% việc mua hàng trực tuyến trên thế giới, kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Xu hướng mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến tăng cao

“Kể từ khi đại dịch bắt đầu, xu hướng mua sắm trực tuyến tăng cao. Những món hàng được tìm kiếm hàng đầu là trang phục ở nhà, đồ trang trí nhà cửa, nội thất. Nguyên nhân là vì đa số mọi người đều làm việc ở nhà. Họ có nhu cầu mua sắm cho ngôi nhà của mình nhiều hơn”, bà Aneesha Sherman, Công ty nghiên cứu thị trường Bernstein, chia sẻ.

Khi mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng đang có xu hướng; tìm tới những món đồ và vật dụng trang trí trong nhà có tính hiện đại, đơn giản, có chất lượng tương xứng với giá tiền. Do đó, các doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu này có thể dễ dàng ghi điểm.

 mua sắm trực tuyến
Xu hướng mua sắm trực tuyến tăng cao

“Hiện kênh bán hàng trực tuyến chiếm 30% doanh thu của chúng tôi. Chúng tôi chú trọng vào quảng bá trực tuyến mỗi mùa lễ, tết. Ngoài ra, chúng tôi cũng phân tích, sử dụng các số liệu về kinh doanh của Google Analytics. Từ đó đưa ra được chiến lược kinh doanh trực tuyến của mình”, anh Aaron Huang, Trưởng phòng Tiếp thị, Thương hiệu TG, cho biết.

Tình trạng này tại Việt Nam

Theo các nhà bán lẻ tại Tp. Hồ Chí Minh, mặc dù không thể khẳng định dịch COVID-19 đã khiến người dùng chuyển đổi toàn diện từ kênh mua hàng truyền thống sang kênh mua hàng hiện đại. Nhưng ở một số danh mục sản phẩm cụ thể đã có sự chuyển dịch rõ nét; từ thương mại truyền thống sang thương mại điện tử và kênh mua trực tuyến. Tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là nơi có số lượng siêu thị và cửa hàng tiện lợi lớn hơn. Nên mức độ ưa chuộng đối với kênh thương mại hiện đại cao hơn những tỉnh, thành còn lại.

thanh toán trực tuyến
Kênh mua trực tuyến

Đặc biệt, biện pháp giãn cách xã hội tại nhiều địa phương đã góp phần thúc đẩy người tiêu dùng tăng mức tiêu thụ. Đặc biệt đối với dịch vụ giao đồ ăn, giao bưu kiện và dịch vụ giao hàng tạp hóa; theo yêu cầu phụ trợ khác thông qua kênh mua sắm trực tuyến. Khi người tiêu dùng dành nhiều thời gian ở nhà, nhu cầu kết nối đã tăng lên; cùng thói quen tiêu dùng làm việc từ xa và giải trí trực tuyến mới. Hoạt động giao dịch mua được thực hiện trực tuyến. Thay vì thông qua kênh thương mại truyền thống trước đây.

Báo cáo của một số sàn thương mại điện tử Việt Nam cho thấy; người tiêu dùng Việt Nam đã nhanh chóng đón nhận việc sử dụng kênh thương mại điện tử, trực tuyến như: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki,… Trong đó, gần 60% khách hàng được khảo sát cho biết đã mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trong 12 tháng qua.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *